Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh SCO 2017
Ngày 09-6, tại thủ đô Astana của Kazakhstan đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức An ninh và Hợp tác Thượng Hải (SCO 2017). Hội nghị lần này đánh dấu sự kiện đáng nhớ trong lịch sử của tổ chức trên với việc kết nạp hai thành viên mới là Ấn Độ và Pakistan.
Ngoại trưởng Kazakhstan Kairat Abdrakhmanov đánh giá Hội nghị lần này mang tính lịch sử vì với hai thành viên mới, SCO đã trở thành một trong những tổ chức khu vực lớn nhất thế giới, bao trùm 23% diện tích đất liền trên toàn cầu, chiếm 45% dân số và 25% tổng sản phẩm của toàn thế giới. Trợ lý Tổng thống Nga Yuri Ushakov cho biết Hội nghị cũng sẽ thảo luận về một ứng cử viên nữa để kết nạp vào SCO là Iran. Phía Nga đánh giá hiện đã hội tụ đủ tiền đề để xem xét đơn xin gia nhập SCO của nước này.
Chương trình nghị sự chính của Hội nghị Astana bao gồm cuộc chiến chống khủng bố, tình hình tại Afganistan và Trung Đông. Trong khuôn khổ Hội nghị sẽ diễn ra nhiều cuộc đàm phán hẹp và rộng. Lãnh đạo các nước thành viên sẽ đánh giá tình hình trong SCO, đề ra các nhiệm vụ và triển vọng phát triển tổ chức. Ngoài Tuyên bố chung Astana, các thành viên tham gia Hội nghị sẽ ký kết 11 văn kiện quan trọng phản ánh quan điểm thống nhất của các nước thành viên SCO về phát triển Tổ chức, những đánh giá về các vấn đề quốc tế then chốt, chẳng hạn Tuyên bố chung sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một mô hình trật tự thế giới đa trung tâm hơn, công bằng hơn, đáp ứng được lợi ích của tất cả các quốc gia, dựa vào luật pháp quốc tế, các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng lợi ích của nhau, hợp tác cùng có lợi, từ bỏ đối đầu và xung đột, nền an ninh bình đẳng và không thể chia cắt. Lãnh đạo các nước cũng sẽ ký phê chuẩn Công ước SCO về đấu tranh chống chủ nghĩa cực đoan.
Hợp tác kinh tế cũng là một nội dung được chú ý của Hội nghị. Trước thềm Hội nghị Astana đã diễn ra cuộc họp của ban quản trị Hội đồng kinh doanh SCO nhằm tăng cường tiềm năng kinh tế của tổ chức và triển khai các chiến lược phát triển dài hạn. Ngoài ra, trước hội nghị này còn diễn ra các phiên họp về hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư. Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố thành tố kinh tế trong hoạt động của Tổ chức.
Các cuộc gặp bên lề Hội nghị cũng được chú ý, đặc biệt là cuộc gặp ngày 08-6 giữa Tổng thống Nga V. Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Không loại trừ khả năng Tổng thống V. Putin sẽ tiến hành các cuộc gặp thượng đỉnh khác trong ngày 09-6.
Trong khuôn khổ Hội nghị, ngày 09-6 sẽ khai mạc Triển lãm EXPO-2017, kéo dài từ ngày 10-6 đến ngày 10-9. 115 nước và 22 tổ chức quốc tế đã tham gia Triển lãm, giới thiệu các công nghệ và giải pháp mới, bảo đảm quản lý hiệu quả nguồn năng lượng, cho phép giảm lượng khí thải và phát triển các dạng năng lượng thay thế.
Tại Hội nghị lần này, chức chủ tịch luân phiên của SCO sẽ được Kazakhstan chuyển giao cho Trung Quốc, nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh SCO năm 2018./.
Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Cần giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu tăng trưởng  (09/06/2017)
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội  (09/06/2017)
Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Nhiều giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017  (09/06/2017)
Hội thảo quốc tế “Chuyển dịch địa chính trị ở châu Á - Thái Bình Dương và chặng đường nửa thế kỷ ASEAN”  (09/06/2017)
Hơn 76.000 thí sinh ở Hà Nội bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2017 - 2018  (09/06/2017)
“Cứ ba doanh nghiệp Nhật thì có một muốn đầu tư ở Việt Nam”  (09/06/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên