Không lợi dụng việc thẩm định dự án kinh tế để làm khó doanh nghiệp
21:52, ngày 25-05-2017
Ngày 25-5-2017, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo an ninh kinh tế giai đoạn 2009-2016 và triển khai Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05-01-2017 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế."
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự, phát biểu chỉ đạo. Tham dự còn có Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.
Tại hội nghị, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an quán triệt Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05-01-2017 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế."
Thời gian qua, lực lượng công an đã kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng, chống có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm trên lĩnh vực kinh tế; bảo đảm an ninh, an toàn các hoạt động hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới. Lực lượng công an cũng đã chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước về chủ trương, giải pháp đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm lợi ích, an ninh quốc gia của Việt Nam trong đàm phán gia nhập các tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực và thế giới; đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương... Cùng với đó là chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh kinh tế phục vụ tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và biểu dương những thành tích mà lực lượng công an nhân dân đã đạt được trên các mặt trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự nói chung, công tác bảo vệ an ninh kinh tế nói riêng thời gian qua.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng chỉ đạo lực lượng công an cần tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu cấp bách của công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong tình hình hiện nay. Xác định rõ bảo đảm an ninh kinh tế là trách nhiệm của các cấp, các ngành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, trong đó, lực lượng công an giữ vai trò nòng cốt. Nhiệm vụ bảo đảm an ninh kinh tế phải gắn liền với bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ cán bộ, đảng viên, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Thủ tướng nêu rõ việc thẩm định các dự án kinh tế về bảo vệ an ninh là nhiệm vụ của ngành công an, tuyệt đối không được lợi dụng để làm khó doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Vì vậy, ngành công an phải tập trung quán triệt triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về công tác bảo đảm an ninh kinh tế, nhất là Chỉ thị số 12 của Bộ Chính trị; quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương trong công tác bảo đảm an ninh kinh tế; phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế với bảo đảm an ninh kinh tế. Việc thẩm định các chương trình, dự án kinh tế liên quan đến công tác bảo vệ an ninh, trật tự chính là nhiệm vụ của lực lượng Công an các cấp, các ngành chức năng có trách nhiệm phối hợp. Quá trình thẩm định dự án, hoạch định chính sách phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tuyệt đối không được lợi dụng để tư lợi, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Thủ tướng cũng chỉ đạo lực lượng công an chủ động nắm tình hình, nhận diện mối đe dọa, các nguy cơ gây phương hại đến nền kinh tế, kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương giải pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả... Cùng với đó là tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các biện pháp công tác công an góp phần bảo vệ kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo tinh thần Nghị quyết của Chính phủ.
Thủ trưởng công an các đơn vị, địa phương phải trực tiếp, thường xuyên chỉ đạo việc triển khai thực hiện các mặt công tác công an bảo đảm an ninh kinh tế theo tinh thần Chỉ thị số 12 của Bộ Chính trị.
Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh lực lượng công an nhân dân nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ, trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh kinh tế. Đây là điều kiện tiên quyết góp phần tạo tiền đề, môi trường thuận lợi, an ninh, an toàn cho khởi nghiệp, phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế, bảo đảm kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Với nhận thức sâu sắc đó, lực lượng công an nhân dân xác định nhiệm vụ sắp tới là luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch; nêu cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với Quân đội nhân dân, các bộ, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội và dựa vào nhân dân phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm an ninh kinh tế, qua đó góp phần thực hiện tốt Chỉ thị số 12 của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội./.
Tại hội nghị, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an quán triệt Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05-01-2017 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế."
Thời gian qua, lực lượng công an đã kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng, chống có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm trên lĩnh vực kinh tế; bảo đảm an ninh, an toàn các hoạt động hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới. Lực lượng công an cũng đã chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước về chủ trương, giải pháp đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm lợi ích, an ninh quốc gia của Việt Nam trong đàm phán gia nhập các tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực và thế giới; đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương... Cùng với đó là chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh kinh tế phục vụ tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và biểu dương những thành tích mà lực lượng công an nhân dân đã đạt được trên các mặt trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự nói chung, công tác bảo vệ an ninh kinh tế nói riêng thời gian qua.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng chỉ đạo lực lượng công an cần tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu cấp bách của công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong tình hình hiện nay. Xác định rõ bảo đảm an ninh kinh tế là trách nhiệm của các cấp, các ngành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, trong đó, lực lượng công an giữ vai trò nòng cốt. Nhiệm vụ bảo đảm an ninh kinh tế phải gắn liền với bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ cán bộ, đảng viên, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Thủ tướng nêu rõ việc thẩm định các dự án kinh tế về bảo vệ an ninh là nhiệm vụ của ngành công an, tuyệt đối không được lợi dụng để làm khó doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Vì vậy, ngành công an phải tập trung quán triệt triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về công tác bảo đảm an ninh kinh tế, nhất là Chỉ thị số 12 của Bộ Chính trị; quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương trong công tác bảo đảm an ninh kinh tế; phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế với bảo đảm an ninh kinh tế. Việc thẩm định các chương trình, dự án kinh tế liên quan đến công tác bảo vệ an ninh, trật tự chính là nhiệm vụ của lực lượng Công an các cấp, các ngành chức năng có trách nhiệm phối hợp. Quá trình thẩm định dự án, hoạch định chính sách phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tuyệt đối không được lợi dụng để tư lợi, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Thủ tướng cũng chỉ đạo lực lượng công an chủ động nắm tình hình, nhận diện mối đe dọa, các nguy cơ gây phương hại đến nền kinh tế, kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương giải pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả... Cùng với đó là tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các biện pháp công tác công an góp phần bảo vệ kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo tinh thần Nghị quyết của Chính phủ.
Thủ trưởng công an các đơn vị, địa phương phải trực tiếp, thường xuyên chỉ đạo việc triển khai thực hiện các mặt công tác công an bảo đảm an ninh kinh tế theo tinh thần Chỉ thị số 12 của Bộ Chính trị.
Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh lực lượng công an nhân dân nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ, trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh kinh tế. Đây là điều kiện tiên quyết góp phần tạo tiền đề, môi trường thuận lợi, an ninh, an toàn cho khởi nghiệp, phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế, bảo đảm kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Với nhận thức sâu sắc đó, lực lượng công an nhân dân xác định nhiệm vụ sắp tới là luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch; nêu cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với Quân đội nhân dân, các bộ, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội và dựa vào nhân dân phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm an ninh kinh tế, qua đó góp phần thực hiện tốt Chỉ thị số 12 của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội./.
Việt Nam dự Hội nghị lãnh đạo cấp cao phụ trách an ninh ở Nga  (25/05/2017)
Đánh giá thêm tác động từ sự cố môi trường do Formosa gây ra  (25/05/2017)
Chủ tịch nước gửi điện mừng tới Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Iran  (25/05/2017)
Một số thông tin đáng chú ý tại buổi họp báo thường kỳ lần 6 của Bộ Ngoại giao Việt Nam  (25/05/2017)
Hội thảo Lý luận thứ 13 giữa 2 Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc  (25/05/2017)
Quy định cụ thể các chính sách khuyến khích, thúc đẩy ngoại thương  (25/05/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên