Hội nghị SOM 2 bế mạc với những nội dung quan trọng của APEC được thông qua
21:57, ngày 18-05-2017
TCCSĐT - Ngày 18-5-2017, Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM 2) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Hà Nội bước vào ngày làm việc cuối cùng.
Tại ngày làm việc cuối cùng, dưới sự chủ trì của Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, hội nghị đã thảo luận những định hướng hợp tác dài hạn của APEC, những đề xuất cải cách hoạt động của bộ máy APEC theo hướng hiệu quả hơn trong thúc đẩy những sáng kiến phục vụ thiết thực lợi ích của doanh nghiệp và người dân.
Trong ngày, Cuộc thi phát triển phần mềm APEC cũng diễn ra. Cuộc thi này là một sáng kiến của Diễn đàn APEC, do Bộ Công Thương Việt Nam, Quỹ châu Á và Google phối hợp tổ chức trong khuôn khổ các sự kiện hướng tới Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại lần thứ 23 (MRT 23) vào ngày 20 đến ngày 21-5 tại Hà Nội. Việc lồng ghép Cuộc thi trong khuôn khổ Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại lần thứ 23 sẽ khuyến khích sự tương tác và học hỏi giữa các nhà hoạch định chính sách của APEC với những người tham gia cuộc thi từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tạo ra lớp học sáng tạo cho những doanh nhân trẻ trong lĩnh vực phần mềm.
APEC là một động lực của tăng trưởng, liên kết kinh tế ở khu vực
Như vậy, sau hai ngày làm việc, Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM 2) và các cuộc họp liên quan đã kết thúc với tổng số gần 50 cuộc họp. Hội nghị đã thu hút sự tham gia của khoảng 2.300 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC, cộng đồng doanh nghiệp, học giả, các tổ chức quốc tế và nhiều bộ, ban, ngành của Việt Nam. Hội nghị SOM 2 và các cuộc họp liên quan có vai trò then chốt trong thúc đẩy triển khai chủ đề và bốn ưu tiên của Năm APEC 2017 đã được thông qua tại Hội nghị SOM 1 tháng 3-2017 ở Nha Trang. Đợt hội nghị lần này bao gồm nhiều hoạt động quan trọng, định hướng hợp tác dài hạn của APEC, như Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai; Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực; Hội nghị toàn thể Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC). Diễn ra trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu có dấu hiệu khởi sắc, Hội nghị đã mang lại nhiều kết quả cụ thể:
Thứ nhất, các thành viên tiếp tục thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ vai trò của APEC là động lực tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực, là cái nôi của các ý tưởng hợp tác, liên kết vì thịnh vượng chung của châu Á-Thái Bình Dương. Theo đó, APEC quyết tâm tiếp tục thúc đẩy việc hoàn tất Mục tiêu Bogor về thương mại và đầu tư theo lộ trình đề ra vào năm 2020. Các thành viên nhất trí việc thực hiện Mục tiêu Bogor cần gắn với việc tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người dân, doanh nghiệp được tham gia và thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực, góp phần vào các nỗ lực toàn cầu về phát triển bền vững.
Thứ hai, Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai, hoạt động đầu tiên bàn về tương lai APEC với sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan, đã nhất trí tầm nhìn APEC sau 2020 là một nội dung quan trọng, cần được thúc đẩy thảo luận trong năm 2017. Đối thoại đã đưa ra nhiều kiến nghị thiết thực về tầm nhìn, khung thời gian, mục tiêu, nội hàm hợp tác, các bước cụ thể để xây dựng tầm nhìn. Kết quả của Đối thoại cùng các khuyến nghị của Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) sẽ là cơ sở để chuẩn bị cho việc hình thành tầm nhìn APEC hướng tới năm 2020 và tương lai.
Thứ ba, Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực đã thông qua Khuôn khổ phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Đây là kết quả quan trọng đầu tiên ở cấp Bộ trưởng của Năm APEC 2017, dự kiến sẽ trình lên các Lãnh đạo APEC. Là sáng kiến của Việt Nam trong vai trò chủ nhà, Khuôn khổ được kỳ vọng góp phần vào các nỗ lực của APEC về phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, đáp ứng yêu cầu mới về công nghệ số, triển khai các chiến lược của APEC về tăng trưởng chất lượng và bao trùm.
Thứ tư, các cuộc họp đã rà soát, thúc đẩy việc triển khai các chương trình dài hạn của APEC, đặc biệt là Chương trình hành động riêng của từng thành viên nhằm triển khai Chương trình nghị sự APEC mới về cải cách cơ cấu ; Kế hoạch tổng thể Kết nối APEC ; Lộ trình APEC về nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ; Tuyên bố Lima của APEC về Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP).
Nhiều đề xuất mới gắn với bốn ưu tiên của Năm APEC 2017 đã được thảo luận và thúc đẩy. Nổi bật là đề xuất xây dựng “Kế hoạch hành động APEC về thúc đẩy bao trùm kinh tế, tài chính và xã hội trong khu vực APEC,” với mục tiêu tạo điều kiện để mọi người dân đều được thụ hưởng một cách đồng đều các lợi ích của tăng trưởng và liên kết. Sáng kiến được đưa ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và khoa học công nghệ đang tạo ra những thách thức mới về khoảng cách phát triển, chuyển đổi việc làm, nguy cơ bị gạt ra ngoài tiến trình toàn cầu hóa các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bị bỏ lại phía sau… Bên cạnh đó, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất nhiều sáng kiến khác về hợp tác chuyên ngành.
Hội nghị SOM 2 và các cuộc họp liên quan đánh dấu nửa chặng đường của Năm APEC Việt Nam 2017. Những kết quả đạt được tại Hội nghị SOM 2 sẽ là cơ sở quan trọng để các thành viên APEC tiếp tục thảo luận ở cấp làm việc cũng như tại các Hội nghị Bộ trưởng sẽ diễn ra trong những tháng tới bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Phụ trách Thương mại tại Hà Nội từ ngày 20 đến ngày 21-5 . Với việc đăng cai tổ chức các hoạt động APEC lần này, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng và coi châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có các cơ chế hợp tác ở khu vực như Diễn đàn APEC, là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình.
Ngoài các sáng kiến đã nêu, tại các cuộc họp lần này, trong vai trò chủ nhà, 6 bộ, ngành của Việt Nam đã đảm nhận vai trò chủ tịch, đồng chủ tịch các ủy ban, nhóm công tác hoặc chủ trì các hoạt động, bao gồm Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng.
Trong dịp này, nhiều hoạt động bên lề cũng được tổ chức: Các quan chức cao cấp thăm Nhà sàn Bác Hồ, các đại biểu Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương tham quan Sapa... Với các hoạt động này, thành phố Hà Nội cùng nhiều địa phương đã giới thiệu đến bạn bè APEC những nét đặc sắc của phong cảnh, văn hóa, con người, tiềm năng thương mại, đầu tư và du lịch của Việt Nam.
*** Ngay sau kết thúc Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM 2) Diễn đàn Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC), chiều cùng ngày, Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì họp báo, thông báo kết quả và giải đáp các vấn đề liên quan đến Hội nghị SOM 2.
Nâng cao khả năng thích ứng và sáng tạo
Thông báo kết quả Hội nghị SOM 2, Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết các thành viên ủng hộ mạnh mẽ sự cần thiết duy trì vai trò của APEC là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực, là cái nôi của các ý tưởng hợp tác, liên kết khu vực, vì thịnh vượng chung của châu Á-Thái Bình Dương.
Hội nghị nhất trí tiếp tục thúc đẩy việc hoàn tất Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020; việc tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người dân và doanh nghiệp được tham gia đóng góp và thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực, góp phần vào các nỗ lực toàn cầu về phát triển bền vững đồng thời, APEC cần nâng cao khả năng thích ứng và tính sáng tạo, trong bối cảnh cách mạng công nghệ lần thứ tư phát triển mạnh mẽ.
Hội nghị hoan nghênh Đối thoại chính sách cấp cao về phát triển nguồn nhân lực đã thông qua Khuôn khổ phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Đối thoại là sáng kiến của Việt Nam nhằm góp phần vào các nỗ lực của APEC về phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, chất lượng, đáp ứng các yêu cầu mới về công nghệ số đặt ra đối với thị trường việc làm ở khu vực. Đối thoại cũng góp phần vào việc triển khai các chiến lược của APEC về tăng trưởng chất lượng. Đối với Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực để thích ứng với kỷ nguyên số cũng là một ưu tiên trong các chiến lược phát triển.
APEC đã xác định các biện pháp chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, kỹ năng, đào tạo, tái đào tạo cho người lao động trong kỷ nguyên số. Đây là một trong những kết quả quan trọng đầu tiên ở cấp Bộ trưởng của Năm APEC Việt Nam 2017.
Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai
Các quan chức cao cấp đã nghe báo cáo tóm tắt về kết quả Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai, là sáng kiến Việt Nam đồng tổ chức với Ban Thư ký APEC quốc tế và Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, thiết thực góp phần vào việc triển khai chỉ đạo của các nhà Lãnh đạo APEC tại Hội nghị cấp cao Lima năm 2016 về việc tiếp tục thảo luận về tương lai của APEC. Đây cũng là việc làm rất kịp thời góp phần thúc đẩy hoàn tất các Mục tiêu Bogor, chuẩn bị cho Diễn đàn APEC bước vào thập kỷ phát triển thứ tư và củng cố vai trò của APEC trong cục diện đang định hình của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Kết quả của Đối thoại cùng các khuyến nghị của Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương là cơ sở để các quan chức cao cấp thảo luận các bước chuẩn bị cho việc hình thành tầm nhìn APEC hướng tới năm 2020 và những năm sau đó. Một nội dung mới được thảo luận tại Hội nghị lần này là đề xuất về thúc đẩy phát triển bao trùm trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính và xã hội, nhằm góp phần triển khai Tuyên bố của các Lãnh đạo APEC tại Hội nghị cấp cao Lima, Peru năm 2016 và các kế hoạch dài hạn của APEC về tăng trưởng chất lượng, kết nối, cải cách cơ cấu, tạo thuận lợi cho kinh doanh…
Sáng kiến này của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhiều thành viên do đáp ứng kịp thời quan tâm của nhiều thành viên về bảo đảm mọi người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng một cách đồng đều các lợi ích của tăng trưởng và liên kết kinh tế trong bối cảnh bất bình đẳng, khoảng cách phát triển, khoảng cách số có xu hướng gia tăng. Sáng kiến một lần nữa thể hiện tính thiết thực của hợp tác APEC, nguyện vọng chung của các thành viên hướng tới hình thành một cộng đồng APEC phát triển bền vững và bao trùm.
Hội nghị đã nghe các ủy ban, nhóm công tác báo cáo tiến triển trong việc xây dựng một số văn bản hợp tác quan trọng trong các lĩnh vực chuyên ngành (doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững; cải cách cơ cấu; tạo thuận lợi cho thương mại điện tử, kinh tế mạng). Các đại biểu được cập nhật tiến độ triển khai các chương trình, kế hoạch hành động dài hạn của APEC về cải cách cơ cấu, kết nối, nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ, góp phần nâng cao tính năng động và sự gắn kết giữa các nền kinh tế APEC.
Các đại biểu đã dành thời gian thảo luận công tác chuẩn bị về tổ chức và nội dung cho các hoạt động lớn cấp Bộ trưởng của APEC sắp tới gồm: Hội nghị các Bộ trưởng APEC phụ trách Thương mại (từ ngày 19 đến ngày 20-5); Đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững (ngày 18 và ngày 19-6 tại Hạ Long); Tuần lễ về An ninh lương thực và Đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu (tháng 8 tại Cần Thơ); Đối thoại chính sách cao cấp về phụ nữ và nền kinh tế (tháng 9 tại Huế).
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, trong dịp này nhiều sáng kiến và hoạt động nâng cao năng lực đã được các thành viên triển khai trên các lĩnh vực đô thị hóa, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào một số ngành nghề, an toàn thực phẩm… Các kết quả của Hội nghị SOM 2 đã góp phần quan trọng thúc đẩy triển khai chủ đề và các ưu tiên của Năm APEC 2017, tạo những cơ sở ban đầu để định hướng nội dung và văn kiện sẽ được trình lên các Bộ trưởng và các Lãnh đạo APEC vào tháng 11 tới tại Đà Nẵng.
Hài lòng về những đóng góp của Việt Nam
Liên quan đến Chương trình nghị sự của APEC phù hợp với xu hướng suy giảm toàn cầu hóa, ông Allan Bollard, Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC cho biết, phải hiểu về thế giới một cách tốt hơn, rõ ràng hơn và tập trung vào ảnh hưởng thực tế của toàn cầu hóa. APEC là một tổ chức mang yếu tố tự nguyện và đồng thuận. Đây là một sân chơi dễ dàng hơn cho tất cả các nền kinh tế thành viên, phục vụ mục tiêu chung là hội nhập kinh tế quốc tế. APEC là nơi thử nghiệm các ý tưởng mới, chú trọng đến tầm ảnh hưởng, tác động của các sáng kiến đến các bộ phận của lực lượng lao động. Mặc dù hiện nay, các nền kinh tế thành viên APEC vẫn đang gặp nhiều áp lực trong những hoạt động ở khu vực chế biến; áp lực trong giải quyết các vấn đề thương mại, dịch vụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương mại điện tử và các vấn đề mang tính thế hệ cũ - mới.
Tiếp cận công nghệ, nâng cao năng suất lao động
Tại cuộc họp báo, đánh giá về công tác chuẩn bị nguồn lực của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có nguồn lực con người để phát triển trước những thách thức, cơ hội mới đặt ra trong thời đại kinh tế số, liên kết kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, ông Hoàng Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) cho rằng, kỹ thuật số là khoa học công nghệ mới giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thế giới, nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là với doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (chiếm 97% trong khối doanh nghiệp của Việt Nam).
Doanh nghiệp Việt Nam có khoảng cách rất lớn với các doanh nghiệp trong khu vực. Việc tiếp cận khoa học công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp Việt nâng cao năng suất lao động, tiến kịp các doanh nghiệp trong khu vực. Trên thực tế, trong việc tiếp cận công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ số, vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực được coi là then chốt. Tuy nhiên, thời gian qua, các doanh nghiệp Việt đã có bước phát triển rất lớn trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là đối với ngành thương mại điện tử. Hiện còn nhiều vấn đề các doanh nghiệp Việt cần cải tiến để đáp ứng được cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Lợi ích lớn mà toàn cầu hóa mang lại
Ông Eduardo Pedrosa, Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) chia sẻ, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là vấn đề thách thức trên toàn cầu. Các nền kinh tế thành viên APEC cần hiểu những lợi ích rất lớn mà toàn cầu hóa mang lại. Việt Nam đã rất quyết tâm trong quá trình hội nhập vào kinh tế toàn cầu. Hiện nay, những hàng rào thuế quan đã giảm rất nhiều và Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương là một kênh để các nhà lãnh đạo định hướng nhiều nội dung quan trọng. Đặc biệt, bối cảnh hiện nay có rất nhiều rào cản sau biên giới, đây là những vấn đề không dễ dàng để thảo luận và đàm phán.
APEC là diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm, trong đó có chia sẻ về những vấn đề ảnh hưởng đến thương mại, những rào cản khiến các nền kinh tế thành viên không đạt được lợi ích về thương mại nhằm thúc đẩy những tiến triển trong khu vực ở lĩnh vực này. APEC cũng là diễn đàn để thảo luận, giải quyết những vấn đề thách thức đang tạo ra hố ngăn cách giữa các nền kinh tế thành viên APEC; tạo điều kiện cho tất cả các nền kinh tế thành viên APEC tham gia vào quá trình thuận lợi hóa thương mại.
Trong khuôn khổ các cuộc họp lần này, các đại diện đến từ các nền kinh tế thành viên đã tham gia thảo luận về vấn đề công nghệ và các kênh thương mại điện tử. Đây là một cơ hội để các nước có thể tham gia vào thị trường và nền kinh tế toàn cầu. Vòng đời công nghệ đang thu hẹp dần. Các nền kinh tế thành viên cần có sự chuẩn bị để đối mặt với vấn đề này. Đây là yêu cầu tối quan trọng để đảm bảo cho thời đại số diễn ra thông suốt. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến giáo dục đào tạo để giúp cho lực lượng lao động thích nghi với hiện thực công nghệ, góp phần giúp các nền kinh tế thành viên APEC đạt được thuận lợi hóa thương mại.
Giúp APEC gần gũi hơn với người dân
Đánh giá về vai trò, đóng góp của các học giả khu vực đối với việc thúc đẩy hợp tác và liên kết kinh tế giữa các thành viên APEC nói riêng và châu Á-Thái Bình Dương nói chung, ông Trần Việt Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu APEC Việt Nam cho rằng, các học giả trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã, đang và sẽ tham gia ngày càng sâu rộng vào các cơ chế hợp tác của APEC.
Hiện nay, trong khuôn khổ 21 nền kinh tế thành viên APEC có hơn 60 trung tâm nghiên cứu APEC tham gia ở mức độ khác nhau. Các học giả ở các trung tâm này đóng góp ý tưởng, tư vấn cho doanh nghiệp, Chính phủ trong quá trình thúc đẩy hợp tác theo khuôn khổ APEC cũng như theo khuôn khổ giữa APEC và các đối tác.
Các trung tâm nghiên cứu APEC đóng vai trò quảng bá APEC. Hầu hết các trung tâm nghiên cứu của APEC đều có sự đóng góp của các giáo sư, nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Họ chính là những lực lượng tiên phong trong việc giúp APEC gần gũi hơn với người dân để thấy được tính bao trùm, sự phát triển của APEC đem lại lợi ích trong tiến trình hợp tác, phát triển của khu vực./.
Trong ngày, Cuộc thi phát triển phần mềm APEC cũng diễn ra. Cuộc thi này là một sáng kiến của Diễn đàn APEC, do Bộ Công Thương Việt Nam, Quỹ châu Á và Google phối hợp tổ chức trong khuôn khổ các sự kiện hướng tới Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại lần thứ 23 (MRT 23) vào ngày 20 đến ngày 21-5 tại Hà Nội. Việc lồng ghép Cuộc thi trong khuôn khổ Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại lần thứ 23 sẽ khuyến khích sự tương tác và học hỏi giữa các nhà hoạch định chính sách của APEC với những người tham gia cuộc thi từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tạo ra lớp học sáng tạo cho những doanh nhân trẻ trong lĩnh vực phần mềm.
APEC là một động lực của tăng trưởng, liên kết kinh tế ở khu vực
Như vậy, sau hai ngày làm việc, Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM 2) và các cuộc họp liên quan đã kết thúc với tổng số gần 50 cuộc họp. Hội nghị đã thu hút sự tham gia của khoảng 2.300 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC, cộng đồng doanh nghiệp, học giả, các tổ chức quốc tế và nhiều bộ, ban, ngành của Việt Nam. Hội nghị SOM 2 và các cuộc họp liên quan có vai trò then chốt trong thúc đẩy triển khai chủ đề và bốn ưu tiên của Năm APEC 2017 đã được thông qua tại Hội nghị SOM 1 tháng 3-2017 ở Nha Trang. Đợt hội nghị lần này bao gồm nhiều hoạt động quan trọng, định hướng hợp tác dài hạn của APEC, như Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai; Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực; Hội nghị toàn thể Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC). Diễn ra trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu có dấu hiệu khởi sắc, Hội nghị đã mang lại nhiều kết quả cụ thể:
Thứ nhất, các thành viên tiếp tục thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ vai trò của APEC là động lực tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực, là cái nôi của các ý tưởng hợp tác, liên kết vì thịnh vượng chung của châu Á-Thái Bình Dương. Theo đó, APEC quyết tâm tiếp tục thúc đẩy việc hoàn tất Mục tiêu Bogor về thương mại và đầu tư theo lộ trình đề ra vào năm 2020. Các thành viên nhất trí việc thực hiện Mục tiêu Bogor cần gắn với việc tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người dân, doanh nghiệp được tham gia và thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực, góp phần vào các nỗ lực toàn cầu về phát triển bền vững.
Thứ hai, Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai, hoạt động đầu tiên bàn về tương lai APEC với sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan, đã nhất trí tầm nhìn APEC sau 2020 là một nội dung quan trọng, cần được thúc đẩy thảo luận trong năm 2017. Đối thoại đã đưa ra nhiều kiến nghị thiết thực về tầm nhìn, khung thời gian, mục tiêu, nội hàm hợp tác, các bước cụ thể để xây dựng tầm nhìn. Kết quả của Đối thoại cùng các khuyến nghị của Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) sẽ là cơ sở để chuẩn bị cho việc hình thành tầm nhìn APEC hướng tới năm 2020 và tương lai.
Thứ ba, Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực đã thông qua Khuôn khổ phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Đây là kết quả quan trọng đầu tiên ở cấp Bộ trưởng của Năm APEC 2017, dự kiến sẽ trình lên các Lãnh đạo APEC. Là sáng kiến của Việt Nam trong vai trò chủ nhà, Khuôn khổ được kỳ vọng góp phần vào các nỗ lực của APEC về phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, đáp ứng yêu cầu mới về công nghệ số, triển khai các chiến lược của APEC về tăng trưởng chất lượng và bao trùm.
Thứ tư, các cuộc họp đã rà soát, thúc đẩy việc triển khai các chương trình dài hạn của APEC, đặc biệt là Chương trình hành động riêng của từng thành viên nhằm triển khai Chương trình nghị sự APEC mới về cải cách cơ cấu ; Kế hoạch tổng thể Kết nối APEC ; Lộ trình APEC về nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ; Tuyên bố Lima của APEC về Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP).
Nhiều đề xuất mới gắn với bốn ưu tiên của Năm APEC 2017 đã được thảo luận và thúc đẩy. Nổi bật là đề xuất xây dựng “Kế hoạch hành động APEC về thúc đẩy bao trùm kinh tế, tài chính và xã hội trong khu vực APEC,” với mục tiêu tạo điều kiện để mọi người dân đều được thụ hưởng một cách đồng đều các lợi ích của tăng trưởng và liên kết. Sáng kiến được đưa ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và khoa học công nghệ đang tạo ra những thách thức mới về khoảng cách phát triển, chuyển đổi việc làm, nguy cơ bị gạt ra ngoài tiến trình toàn cầu hóa các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bị bỏ lại phía sau… Bên cạnh đó, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất nhiều sáng kiến khác về hợp tác chuyên ngành.
Hội nghị SOM 2 và các cuộc họp liên quan đánh dấu nửa chặng đường của Năm APEC Việt Nam 2017. Những kết quả đạt được tại Hội nghị SOM 2 sẽ là cơ sở quan trọng để các thành viên APEC tiếp tục thảo luận ở cấp làm việc cũng như tại các Hội nghị Bộ trưởng sẽ diễn ra trong những tháng tới bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Phụ trách Thương mại tại Hà Nội từ ngày 20 đến ngày 21-5 . Với việc đăng cai tổ chức các hoạt động APEC lần này, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng và coi châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có các cơ chế hợp tác ở khu vực như Diễn đàn APEC, là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình.
Ngoài các sáng kiến đã nêu, tại các cuộc họp lần này, trong vai trò chủ nhà, 6 bộ, ngành của Việt Nam đã đảm nhận vai trò chủ tịch, đồng chủ tịch các ủy ban, nhóm công tác hoặc chủ trì các hoạt động, bao gồm Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng.
Trong dịp này, nhiều hoạt động bên lề cũng được tổ chức: Các quan chức cao cấp thăm Nhà sàn Bác Hồ, các đại biểu Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương tham quan Sapa... Với các hoạt động này, thành phố Hà Nội cùng nhiều địa phương đã giới thiệu đến bạn bè APEC những nét đặc sắc của phong cảnh, văn hóa, con người, tiềm năng thương mại, đầu tư và du lịch của Việt Nam.
*** Ngay sau kết thúc Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM 2) Diễn đàn Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC), chiều cùng ngày, Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì họp báo, thông báo kết quả và giải đáp các vấn đề liên quan đến Hội nghị SOM 2.
Nâng cao khả năng thích ứng và sáng tạo
Thông báo kết quả Hội nghị SOM 2, Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết các thành viên ủng hộ mạnh mẽ sự cần thiết duy trì vai trò của APEC là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực, là cái nôi của các ý tưởng hợp tác, liên kết khu vực, vì thịnh vượng chung của châu Á-Thái Bình Dương.
Hội nghị nhất trí tiếp tục thúc đẩy việc hoàn tất Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020; việc tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người dân và doanh nghiệp được tham gia đóng góp và thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực, góp phần vào các nỗ lực toàn cầu về phát triển bền vững đồng thời, APEC cần nâng cao khả năng thích ứng và tính sáng tạo, trong bối cảnh cách mạng công nghệ lần thứ tư phát triển mạnh mẽ.
Hội nghị hoan nghênh Đối thoại chính sách cấp cao về phát triển nguồn nhân lực đã thông qua Khuôn khổ phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Đối thoại là sáng kiến của Việt Nam nhằm góp phần vào các nỗ lực của APEC về phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, chất lượng, đáp ứng các yêu cầu mới về công nghệ số đặt ra đối với thị trường việc làm ở khu vực. Đối thoại cũng góp phần vào việc triển khai các chiến lược của APEC về tăng trưởng chất lượng. Đối với Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực để thích ứng với kỷ nguyên số cũng là một ưu tiên trong các chiến lược phát triển.
APEC đã xác định các biện pháp chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, kỹ năng, đào tạo, tái đào tạo cho người lao động trong kỷ nguyên số. Đây là một trong những kết quả quan trọng đầu tiên ở cấp Bộ trưởng của Năm APEC Việt Nam 2017.
Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai
Các quan chức cao cấp đã nghe báo cáo tóm tắt về kết quả Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai, là sáng kiến Việt Nam đồng tổ chức với Ban Thư ký APEC quốc tế và Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, thiết thực góp phần vào việc triển khai chỉ đạo của các nhà Lãnh đạo APEC tại Hội nghị cấp cao Lima năm 2016 về việc tiếp tục thảo luận về tương lai của APEC. Đây cũng là việc làm rất kịp thời góp phần thúc đẩy hoàn tất các Mục tiêu Bogor, chuẩn bị cho Diễn đàn APEC bước vào thập kỷ phát triển thứ tư và củng cố vai trò của APEC trong cục diện đang định hình của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Kết quả của Đối thoại cùng các khuyến nghị của Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương là cơ sở để các quan chức cao cấp thảo luận các bước chuẩn bị cho việc hình thành tầm nhìn APEC hướng tới năm 2020 và những năm sau đó. Một nội dung mới được thảo luận tại Hội nghị lần này là đề xuất về thúc đẩy phát triển bao trùm trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính và xã hội, nhằm góp phần triển khai Tuyên bố của các Lãnh đạo APEC tại Hội nghị cấp cao Lima, Peru năm 2016 và các kế hoạch dài hạn của APEC về tăng trưởng chất lượng, kết nối, cải cách cơ cấu, tạo thuận lợi cho kinh doanh…
Sáng kiến này của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhiều thành viên do đáp ứng kịp thời quan tâm của nhiều thành viên về bảo đảm mọi người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng một cách đồng đều các lợi ích của tăng trưởng và liên kết kinh tế trong bối cảnh bất bình đẳng, khoảng cách phát triển, khoảng cách số có xu hướng gia tăng. Sáng kiến một lần nữa thể hiện tính thiết thực của hợp tác APEC, nguyện vọng chung của các thành viên hướng tới hình thành một cộng đồng APEC phát triển bền vững và bao trùm.
Hội nghị đã nghe các ủy ban, nhóm công tác báo cáo tiến triển trong việc xây dựng một số văn bản hợp tác quan trọng trong các lĩnh vực chuyên ngành (doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững; cải cách cơ cấu; tạo thuận lợi cho thương mại điện tử, kinh tế mạng). Các đại biểu được cập nhật tiến độ triển khai các chương trình, kế hoạch hành động dài hạn của APEC về cải cách cơ cấu, kết nối, nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ, góp phần nâng cao tính năng động và sự gắn kết giữa các nền kinh tế APEC.
Các đại biểu đã dành thời gian thảo luận công tác chuẩn bị về tổ chức và nội dung cho các hoạt động lớn cấp Bộ trưởng của APEC sắp tới gồm: Hội nghị các Bộ trưởng APEC phụ trách Thương mại (từ ngày 19 đến ngày 20-5); Đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững (ngày 18 và ngày 19-6 tại Hạ Long); Tuần lễ về An ninh lương thực và Đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu (tháng 8 tại Cần Thơ); Đối thoại chính sách cao cấp về phụ nữ và nền kinh tế (tháng 9 tại Huế).
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, trong dịp này nhiều sáng kiến và hoạt động nâng cao năng lực đã được các thành viên triển khai trên các lĩnh vực đô thị hóa, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào một số ngành nghề, an toàn thực phẩm… Các kết quả của Hội nghị SOM 2 đã góp phần quan trọng thúc đẩy triển khai chủ đề và các ưu tiên của Năm APEC 2017, tạo những cơ sở ban đầu để định hướng nội dung và văn kiện sẽ được trình lên các Bộ trưởng và các Lãnh đạo APEC vào tháng 11 tới tại Đà Nẵng.
Hài lòng về những đóng góp của Việt Nam
Liên quan đến Chương trình nghị sự của APEC phù hợp với xu hướng suy giảm toàn cầu hóa, ông Allan Bollard, Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC cho biết, phải hiểu về thế giới một cách tốt hơn, rõ ràng hơn và tập trung vào ảnh hưởng thực tế của toàn cầu hóa. APEC là một tổ chức mang yếu tố tự nguyện và đồng thuận. Đây là một sân chơi dễ dàng hơn cho tất cả các nền kinh tế thành viên, phục vụ mục tiêu chung là hội nhập kinh tế quốc tế. APEC là nơi thử nghiệm các ý tưởng mới, chú trọng đến tầm ảnh hưởng, tác động của các sáng kiến đến các bộ phận của lực lượng lao động. Mặc dù hiện nay, các nền kinh tế thành viên APEC vẫn đang gặp nhiều áp lực trong những hoạt động ở khu vực chế biến; áp lực trong giải quyết các vấn đề thương mại, dịch vụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương mại điện tử và các vấn đề mang tính thế hệ cũ - mới.
Tiếp cận công nghệ, nâng cao năng suất lao động
Tại cuộc họp báo, đánh giá về công tác chuẩn bị nguồn lực của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có nguồn lực con người để phát triển trước những thách thức, cơ hội mới đặt ra trong thời đại kinh tế số, liên kết kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, ông Hoàng Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) cho rằng, kỹ thuật số là khoa học công nghệ mới giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thế giới, nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là với doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (chiếm 97% trong khối doanh nghiệp của Việt Nam).
Doanh nghiệp Việt Nam có khoảng cách rất lớn với các doanh nghiệp trong khu vực. Việc tiếp cận khoa học công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp Việt nâng cao năng suất lao động, tiến kịp các doanh nghiệp trong khu vực. Trên thực tế, trong việc tiếp cận công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ số, vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực được coi là then chốt. Tuy nhiên, thời gian qua, các doanh nghiệp Việt đã có bước phát triển rất lớn trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là đối với ngành thương mại điện tử. Hiện còn nhiều vấn đề các doanh nghiệp Việt cần cải tiến để đáp ứng được cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Lợi ích lớn mà toàn cầu hóa mang lại
Ông Eduardo Pedrosa, Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) chia sẻ, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là vấn đề thách thức trên toàn cầu. Các nền kinh tế thành viên APEC cần hiểu những lợi ích rất lớn mà toàn cầu hóa mang lại. Việt Nam đã rất quyết tâm trong quá trình hội nhập vào kinh tế toàn cầu. Hiện nay, những hàng rào thuế quan đã giảm rất nhiều và Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương là một kênh để các nhà lãnh đạo định hướng nhiều nội dung quan trọng. Đặc biệt, bối cảnh hiện nay có rất nhiều rào cản sau biên giới, đây là những vấn đề không dễ dàng để thảo luận và đàm phán.
APEC là diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm, trong đó có chia sẻ về những vấn đề ảnh hưởng đến thương mại, những rào cản khiến các nền kinh tế thành viên không đạt được lợi ích về thương mại nhằm thúc đẩy những tiến triển trong khu vực ở lĩnh vực này. APEC cũng là diễn đàn để thảo luận, giải quyết những vấn đề thách thức đang tạo ra hố ngăn cách giữa các nền kinh tế thành viên APEC; tạo điều kiện cho tất cả các nền kinh tế thành viên APEC tham gia vào quá trình thuận lợi hóa thương mại.
Trong khuôn khổ các cuộc họp lần này, các đại diện đến từ các nền kinh tế thành viên đã tham gia thảo luận về vấn đề công nghệ và các kênh thương mại điện tử. Đây là một cơ hội để các nước có thể tham gia vào thị trường và nền kinh tế toàn cầu. Vòng đời công nghệ đang thu hẹp dần. Các nền kinh tế thành viên cần có sự chuẩn bị để đối mặt với vấn đề này. Đây là yêu cầu tối quan trọng để đảm bảo cho thời đại số diễn ra thông suốt. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến giáo dục đào tạo để giúp cho lực lượng lao động thích nghi với hiện thực công nghệ, góp phần giúp các nền kinh tế thành viên APEC đạt được thuận lợi hóa thương mại.
Giúp APEC gần gũi hơn với người dân
Đánh giá về vai trò, đóng góp của các học giả khu vực đối với việc thúc đẩy hợp tác và liên kết kinh tế giữa các thành viên APEC nói riêng và châu Á-Thái Bình Dương nói chung, ông Trần Việt Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu APEC Việt Nam cho rằng, các học giả trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã, đang và sẽ tham gia ngày càng sâu rộng vào các cơ chế hợp tác của APEC.
Hiện nay, trong khuôn khổ 21 nền kinh tế thành viên APEC có hơn 60 trung tâm nghiên cứu APEC tham gia ở mức độ khác nhau. Các học giả ở các trung tâm này đóng góp ý tưởng, tư vấn cho doanh nghiệp, Chính phủ trong quá trình thúc đẩy hợp tác theo khuôn khổ APEC cũng như theo khuôn khổ giữa APEC và các đối tác.
Các trung tâm nghiên cứu APEC đóng vai trò quảng bá APEC. Hầu hết các trung tâm nghiên cứu của APEC đều có sự đóng góp của các giáo sư, nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Họ chính là những lực lượng tiên phong trong việc giúp APEC gần gũi hơn với người dân để thấy được tính bao trùm, sự phát triển của APEC đem lại lợi ích trong tiến trình hợp tác, phát triển của khu vực./.
Cuộc họp Các Quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc về triển khai DOC  (18/05/2017)
Cần Thơ triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và khởi nghiệp đến năm 2020  (18/05/2017)
Những nội dung chính của Phiên họp thứ 10 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (18/05/2017)
Cần làm cho mọi cấp mọi ngành và người dân hiểu rõ về biến đổi khí hậu  (18/05/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên