Khi luật pháp bị thách thức và yêu cầu của Thủ tướng
22:00, ngày 18-03-2017
Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ Chủ tịch Bắc Ninh bị đe dọa khiến nhớ tới việc từ chỉ đạo của Thủ tướng, một người bị bắt giam vì tố cáo cát tặc được trả tự do.
Một trong những vụ việc làm nóng dư luận trong những ngày qua là thông tin các đối tượng đứng sau "bảo kê", đe dọa cán bộ, lãnh đạo sở, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, liên quan tới việc thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội địa, kết hợp tận thu sản phẩm trên sông Cầu.
Vụ việc thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang có những động thái hết sức quyết liệt chống nạn khai thác cát trái phép trên cả nước.
Gần đây nhất, ngày 07-3, theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương về các tình hình khai thác cát, sỏi trái phép đang gây bức xúc dư luận xã hội hiện nay.
Phó Thủ tướng đã chỉ đạo những giải pháp hết sức mạnh mẽ, đặc biệt là yêu cầu mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm khai thác cát trái phép từ ngày 15-3 đến 01-6 nhằm lập lại trật tự hoạt động khai thác cát trong cả nước, tiến tới ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng khai thác cát trái phép.
“Đằng sau hoạt động của các đối tượng khai thác cát trái phép có bóng dáng của tội phạm có tổ chức, xã hội đen. Hầu như địa phương chưa đánh giá khách quan về tình hình bức xúc này”, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.
Xảy ra ngay sau Hội nghị nói trên, vụ việc đe dọa Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh là một ví dụ cho thấy mức độ phức tạp trong công tác phòng chống nạn khai thác cát sỏi trái phép và quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng đang gặp những đối tượng cản trở, thậm chí chống đối.
Trên phạm vi cả nước, Văn phòng Chính phủ cho biết thời gian qua, tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước với diễn biến phức tạp, hoạt động công khai gây bức xúc trong dư luận.
Theo thống kê, hiện có 80 quy hoạch khoáng sản khác nhau, bao gồm cát và sỏi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Có 108 dự án nạo vét luồng đường thủy theo hình thức xã hội hóa có tận thu sản phẩm, trong đó, có 32 dự án đã thu hồi xong, 55 dự án đang triển khai, 21 dự án đã phê duyệt hồ sơ đề xuất, chấp thuận chủ trương, có 506 mỏ cát được cấp giấy phép.
Hiện nay, các vi phạm chủ yếu là hoạt động không đúng địa điểm, khai thác vượt số lượng được cấp phép, không thực hiện đầy đủ thủ tục về đánh giá tác động môi trường, không ký quỹ cải tạo và phục hồi môi trường, không giám sát môi trường xung quanh, không thực hiện đầy đủ phương án bảo đảm an toàn giao thông.
Đặc biệt, Văn phòng Chính phủ cho biết, đối với các dự án khơi thông luồng lạch trên cả nước, nhiều đơn vị có dấu hiệu lợi dụng việc được cấp phép để khai thác ngoài khu vực, vi phạm về độ sâu, thực hiện không đúng đề án nạo vét đã được phê duyệt, vi phạm về phương tiện khai thác, kê khai không đầy đủ khối lượng khoáng sản tận thu, nộp không đầy đủ tiền cấp quyền và phí tài nguyên với các thủ đoạn khai thác bán trực tiếp cho các tàu, dẫn tới việc các cơ quan chức năng không kiểm soát được số lượng và doanh thu.
Tuy chưa có kết luận cuối cùng, nhưng từ vụ đe dọa tại Bắc Ninh, dư luận hoàn toàn có thể đặt vấn đề về những hành vi vi phạm nói trên tại dự án nạo vét sông Cầu.
Do đó, ngay sau khi nhận được báo cáo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ vụ việc, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3-2017. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20-3-2017 về việc thực hiện dự án.
Còn nhớ ngay từ những ngày đầu tiên nhậm chức, tháng 4-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu xử lý một vụ việc liên quan tới cát tặc. Đó là việc bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc (trú tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) tố cáo một công ty khai thác cát tại khu vực gây ô nhiễm môi trường nhưng lại bị Công an huyện Nhơn Trạch, bắt tạm giam vì tội chống người thi hành công vụ.
Tới cuối năm 2016, Công an Đồng Nai đã xác định việc khởi tố, bắt giam bà Ngọc là sai nên đã đình chỉ điều tra, trả tự do cho bà. Việc bắt oan bà Ngọc sau đó đã được Viện Kiểm sát nhân dân huyện Nhơn Trạch tổ chức xin lỗi công khai. Ban Giám đốc Công an tỉnh đã ra quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức một Phó trưởng Công an huyện Nhơn Trạch. Một số cán bộ kiểm sát cũng bị kỷ luật và phê bình.
Thủ tướng đã quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ, hành động, nói đi đôi với làm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Một nhà nước pháp quyền không thể dung túng, bỏ qua những hành vi mang tính chất “lộng hành”, coi thường pháp luật, thách thức kỷ cương phép nước.
Không chỉ là câu chuyện ô nhiễm môi trường, nếu vụ việc ở Bắc Ninh không được xử lý kiên quyết, niềm tin của người dân sẽ bị ảnh hưởng. Yêu cầu và quyết tâm của Thủ tướng nhất định phải được thực hiện nghiêm để bảo đảm tính thượng tôn pháp luật, răn đe những người vi phạm và củng cố niềm tin của người dân./.
Vụ việc thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang có những động thái hết sức quyết liệt chống nạn khai thác cát trái phép trên cả nước.
Gần đây nhất, ngày 07-3, theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương về các tình hình khai thác cát, sỏi trái phép đang gây bức xúc dư luận xã hội hiện nay.
Phó Thủ tướng đã chỉ đạo những giải pháp hết sức mạnh mẽ, đặc biệt là yêu cầu mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm khai thác cát trái phép từ ngày 15-3 đến 01-6 nhằm lập lại trật tự hoạt động khai thác cát trong cả nước, tiến tới ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng khai thác cát trái phép.
“Đằng sau hoạt động của các đối tượng khai thác cát trái phép có bóng dáng của tội phạm có tổ chức, xã hội đen. Hầu như địa phương chưa đánh giá khách quan về tình hình bức xúc này”, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.
Xảy ra ngay sau Hội nghị nói trên, vụ việc đe dọa Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh là một ví dụ cho thấy mức độ phức tạp trong công tác phòng chống nạn khai thác cát sỏi trái phép và quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng đang gặp những đối tượng cản trở, thậm chí chống đối.
Trên phạm vi cả nước, Văn phòng Chính phủ cho biết thời gian qua, tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước với diễn biến phức tạp, hoạt động công khai gây bức xúc trong dư luận.
Theo thống kê, hiện có 80 quy hoạch khoáng sản khác nhau, bao gồm cát và sỏi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Có 108 dự án nạo vét luồng đường thủy theo hình thức xã hội hóa có tận thu sản phẩm, trong đó, có 32 dự án đã thu hồi xong, 55 dự án đang triển khai, 21 dự án đã phê duyệt hồ sơ đề xuất, chấp thuận chủ trương, có 506 mỏ cát được cấp giấy phép.
Hiện nay, các vi phạm chủ yếu là hoạt động không đúng địa điểm, khai thác vượt số lượng được cấp phép, không thực hiện đầy đủ thủ tục về đánh giá tác động môi trường, không ký quỹ cải tạo và phục hồi môi trường, không giám sát môi trường xung quanh, không thực hiện đầy đủ phương án bảo đảm an toàn giao thông.
Đặc biệt, Văn phòng Chính phủ cho biết, đối với các dự án khơi thông luồng lạch trên cả nước, nhiều đơn vị có dấu hiệu lợi dụng việc được cấp phép để khai thác ngoài khu vực, vi phạm về độ sâu, thực hiện không đúng đề án nạo vét đã được phê duyệt, vi phạm về phương tiện khai thác, kê khai không đầy đủ khối lượng khoáng sản tận thu, nộp không đầy đủ tiền cấp quyền và phí tài nguyên với các thủ đoạn khai thác bán trực tiếp cho các tàu, dẫn tới việc các cơ quan chức năng không kiểm soát được số lượng và doanh thu.
Tuy chưa có kết luận cuối cùng, nhưng từ vụ đe dọa tại Bắc Ninh, dư luận hoàn toàn có thể đặt vấn đề về những hành vi vi phạm nói trên tại dự án nạo vét sông Cầu.
Do đó, ngay sau khi nhận được báo cáo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ vụ việc, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3-2017. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20-3-2017 về việc thực hiện dự án.
Còn nhớ ngay từ những ngày đầu tiên nhậm chức, tháng 4-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu xử lý một vụ việc liên quan tới cát tặc. Đó là việc bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc (trú tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) tố cáo một công ty khai thác cát tại khu vực gây ô nhiễm môi trường nhưng lại bị Công an huyện Nhơn Trạch, bắt tạm giam vì tội chống người thi hành công vụ.
Tới cuối năm 2016, Công an Đồng Nai đã xác định việc khởi tố, bắt giam bà Ngọc là sai nên đã đình chỉ điều tra, trả tự do cho bà. Việc bắt oan bà Ngọc sau đó đã được Viện Kiểm sát nhân dân huyện Nhơn Trạch tổ chức xin lỗi công khai. Ban Giám đốc Công an tỉnh đã ra quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức một Phó trưởng Công an huyện Nhơn Trạch. Một số cán bộ kiểm sát cũng bị kỷ luật và phê bình.
Thủ tướng đã quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ, hành động, nói đi đôi với làm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Một nhà nước pháp quyền không thể dung túng, bỏ qua những hành vi mang tính chất “lộng hành”, coi thường pháp luật, thách thức kỷ cương phép nước.
Không chỉ là câu chuyện ô nhiễm môi trường, nếu vụ việc ở Bắc Ninh không được xử lý kiên quyết, niềm tin của người dân sẽ bị ảnh hưởng. Yêu cầu và quyết tâm của Thủ tướng nhất định phải được thực hiện nghiêm để bảo đảm tính thượng tôn pháp luật, răn đe những người vi phạm và củng cố niềm tin của người dân./.
Phó Thủ tướng: Ưu tiên chọn vốn đầu tư có hàm lượng khoa học cao  (18/03/2017)
Cổ phần hóa 4 tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng trong năm nay  (18/03/2017)
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ ngày 13 đến 17-3-2017  (18/03/2017)
Mười hai triệu nông dân là chủ thể tái cơ cấu nông nghiệp  (18/03/2017)
Thủ tướng khảo sát công nghệ điện-rác “made in Việt Nam” ở Hà Nam  (18/03/2017)
Tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước Việt Nam - Campuchia  (18/03/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay