Nhật Bản tưởng niệm 6 năm xảy ra thảm họa động đất-sóng thần
22:57, ngày 11-03-2017
Ngày 11-3-2017, người dân Nhật Bản đã dành 1 phút tưởng niệm hơn 18.000 người thiệt mạng hoặc mất tích trong thảm họa động đất, sóng thần cách đây đúng 6 năm.
Đúng 14 giờ 46 phút (theo giờ địa phương, tức 12 giờ 46 phút theo giờ Hà Nội) - thời khắc xảy ra trận động đất mạnh 9,0 độ Richter 6 năm về trước, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và những người tham dự lễ tưởng niệm quốc gia tại thủ đô Tokyo, cũng như những người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng đã cúi đầu mặc niệm các nạn nhân.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Abe nhấn mạnh thảm họa này "đã gây ra những thiệt hại chưa từng có" và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.
Ông bày tỏ sự cảm thông tới những người đã mất thân nhân và bạn bè trong thảm họa động đất, sóng thần 6 năm về trước, đồng thời cam kết chính phủ sẽ nỗ lực hết sức nhằm xây dựng đất nước có thể chống chọi các thảm họa.
Thái tử Akishino bày tỏ sự đau buồn khi nghĩ đến những người dân vẫn không thể trở về nhà do mức độ phóng xạ cao.
Dù không thể tham dự buổi lễ tưởng niệm, song Nhà vua Akihito cùng Hoàng hậu Michiko đã dành 1 phút mặc niệm tại cung điện.
Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, trận động đất ngày 11-3-2011 là một trong những trận động đất mạnh kỷ lục tại nước này.
Trận động đất kèm theo sóng thần đã khiến nhiều nhà cửa bị hư hại, gây ra sự cố rò rỉ hạt nhân và hơn 450.000 người phải sơ tán.
Thảm họa động đất, sóng thần đã khiến 15.893 người thiệt mạng, 2.553 người mất tích và được cho là đã chết, chủ yếu tại 3 tỉnh nằm trên bờ biển Thái Bình Dương là tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima.
Tính tới ngày 13-2 vừa qua, vẫn còn 123.168 người phải sơ tán khỏi 3 tỉnh này. Tuy nhiên, những người sống sót vẫn bị tổn thương về tâm lý và tinh thần, nhất là những người sống trong khu nhà ở tạm.
Theo thống kê, hơn 3.520 người tử vong do bệnh tật, tự sát và các nguyên nhân khác có liên quan tới thảm họa động đất, sóng thần.
Chính phủ Nhật Bản đã dành 6.500 tỷ yen (khoảng 57 tỷ USD) cho hoạt động tái thiết trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ tháng 4-2016.
Theo kế hoạch, Chính phủ Nhật Bản sẽ dỡ bỏ lệnh sơ tán tại khoảng 70% khu vực vào ngày 01-4 tới, trừ một số khu vực gần nhà máy hạt nhân Fukushima./.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Abe nhấn mạnh thảm họa này "đã gây ra những thiệt hại chưa từng có" và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.
Ông bày tỏ sự cảm thông tới những người đã mất thân nhân và bạn bè trong thảm họa động đất, sóng thần 6 năm về trước, đồng thời cam kết chính phủ sẽ nỗ lực hết sức nhằm xây dựng đất nước có thể chống chọi các thảm họa.
Thái tử Akishino bày tỏ sự đau buồn khi nghĩ đến những người dân vẫn không thể trở về nhà do mức độ phóng xạ cao.
Dù không thể tham dự buổi lễ tưởng niệm, song Nhà vua Akihito cùng Hoàng hậu Michiko đã dành 1 phút mặc niệm tại cung điện.
Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, trận động đất ngày 11-3-2011 là một trong những trận động đất mạnh kỷ lục tại nước này.
Trận động đất kèm theo sóng thần đã khiến nhiều nhà cửa bị hư hại, gây ra sự cố rò rỉ hạt nhân và hơn 450.000 người phải sơ tán.
Thảm họa động đất, sóng thần đã khiến 15.893 người thiệt mạng, 2.553 người mất tích và được cho là đã chết, chủ yếu tại 3 tỉnh nằm trên bờ biển Thái Bình Dương là tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima.
Tính tới ngày 13-2 vừa qua, vẫn còn 123.168 người phải sơ tán khỏi 3 tỉnh này. Tuy nhiên, những người sống sót vẫn bị tổn thương về tâm lý và tinh thần, nhất là những người sống trong khu nhà ở tạm.
Theo thống kê, hơn 3.520 người tử vong do bệnh tật, tự sát và các nguyên nhân khác có liên quan tới thảm họa động đất, sóng thần.
Chính phủ Nhật Bản đã dành 6.500 tỷ yen (khoảng 57 tỷ USD) cho hoạt động tái thiết trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ tháng 4-2016.
Theo kế hoạch, Chính phủ Nhật Bản sẽ dỡ bỏ lệnh sơ tán tại khoảng 70% khu vực vào ngày 01-4 tới, trừ một số khu vực gần nhà máy hạt nhân Fukushima./.
Dấu ấn văn hóa Việt Nam nổi bật trong Lễ hội ASEAN+3 tại Campuchia  (11/03/2017)
Nhiều sở ngành Hà Nội bắt đầu thực hiện làm việc sáng thứ 7  (11/03/2017)
Nhiều lễ hội, giao lưu văn hóa được tổ chức tại mọi miền Tổ quốc  (11/03/2017)
Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII tại Nga  (11/03/2017)
Tháo gỡ những khó khăn trong xây dựng đặc khu Bắc Vân Phong  (11/03/2017)
Chính phủ thống nhất mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất  (11/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay