Khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ tư của Ủy ban Pháp luật
08:22, ngày 10-03-2017
Sáng 09-3-2017, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ tư, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tố cáo. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định chủ trì Phiên họp.
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu báo cáo tóm tắt về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi). Điểm mới của Luật Tố cáo (sửa đổi) là bổ sung một chương mới về tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo; trong đó quy định rõ trách nhiệm của người giải quyết tố cáo, trách nhiệm của người bị tố cáo, trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo.
Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) cũng quy định việc bảo vệ người tố cáo tại Chương VI nhằm khuyến khích, động viên người dân dũng cảm đấu tranh chống lại các hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật, giúp các cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.
Thẩm tra dự án, Ủy ban Pháp luật nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Luật nhằm cụ thể hóa những quy định mới của Hiến pháp về quyền con người, quyền cơ bản của công dân, góp phần thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.
Các ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát các quy định của văn bản pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Thành viên Ủy ban Pháp luật đã tập trung thảo luận cụ thể việc có hay không bổ sung quy định về tố cáo bằng các hình thức fax, email, điện thoại; có hay không quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh; vấn đề bảo vệ người tố cáo.
Chính phủ cho rằng những năm qua, các cơ quan Nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh, trong đó có đến gần 60% là tố cáo sai. Nếu Luật quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh, điều này sẽ gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong quá trình xem xét, giải quyết.
Hơn nữa, trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo nặc danh, sai sự thật thì sẽ không có căn cứ để xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người tố cáo. Vì thế, chưa nên quy định về việc giải quyết tố cáo nặc danh.
Đại biểu Nguyễn Văn Quyền đồng tình với ý kiến của Chính phủ song đề nghị, với trường hợp tố cáo nặc danh, các cơ quan có trách nhiệm cũng cần nghiên cứu, xem xét bằng các hình thức khác. Thành viên Ủy ban Nguyễn Văn Hiển cũng cho rằng vấn đề đơn thư tố cáo nặc danh, nếu không xử lý thì phải có giải pháp thống kê, theo dõi cụ thể.
Về bảo vệ người tố cáo (Chương VI), có ý kiến cho rằng dự thảo Luật còn quy định chung chung, chưa quy định rõ cơ quan nào là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo; kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc bảo vệ; chưa đánh giá tác động của quy định này về ngân sách và nguồn nhân lực để thực hiện, nhằm đảm bảo tính khả thi của Luật. Do đó, đại biểu đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu quy định cụ thể, đầy đủ các nội dung nêu trên, đáp ứng mục đích sửa đổi Luật Tố cáo.
Chiều cùng ngày, Ủy ban Pháp luật thẩm tra dự thảo Nghị quyết quy định cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ của Ban công tác đại biểu; cho ý kiến về mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực đối ngoại, hợp tác quốc tế./.
Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) cũng quy định việc bảo vệ người tố cáo tại Chương VI nhằm khuyến khích, động viên người dân dũng cảm đấu tranh chống lại các hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật, giúp các cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.
Thẩm tra dự án, Ủy ban Pháp luật nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Luật nhằm cụ thể hóa những quy định mới của Hiến pháp về quyền con người, quyền cơ bản của công dân, góp phần thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.
Các ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát các quy định của văn bản pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Thành viên Ủy ban Pháp luật đã tập trung thảo luận cụ thể việc có hay không bổ sung quy định về tố cáo bằng các hình thức fax, email, điện thoại; có hay không quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh; vấn đề bảo vệ người tố cáo.
Chính phủ cho rằng những năm qua, các cơ quan Nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh, trong đó có đến gần 60% là tố cáo sai. Nếu Luật quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh, điều này sẽ gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong quá trình xem xét, giải quyết.
Hơn nữa, trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo nặc danh, sai sự thật thì sẽ không có căn cứ để xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người tố cáo. Vì thế, chưa nên quy định về việc giải quyết tố cáo nặc danh.
Đại biểu Nguyễn Văn Quyền đồng tình với ý kiến của Chính phủ song đề nghị, với trường hợp tố cáo nặc danh, các cơ quan có trách nhiệm cũng cần nghiên cứu, xem xét bằng các hình thức khác. Thành viên Ủy ban Nguyễn Văn Hiển cũng cho rằng vấn đề đơn thư tố cáo nặc danh, nếu không xử lý thì phải có giải pháp thống kê, theo dõi cụ thể.
Về bảo vệ người tố cáo (Chương VI), có ý kiến cho rằng dự thảo Luật còn quy định chung chung, chưa quy định rõ cơ quan nào là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo; kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc bảo vệ; chưa đánh giá tác động của quy định này về ngân sách và nguồn nhân lực để thực hiện, nhằm đảm bảo tính khả thi của Luật. Do đó, đại biểu đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu quy định cụ thể, đầy đủ các nội dung nêu trên, đáp ứng mục đích sửa đổi Luật Tố cáo.
Chiều cùng ngày, Ủy ban Pháp luật thẩm tra dự thảo Nghị quyết quy định cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ của Ban công tác đại biểu; cho ý kiến về mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực đối ngoại, hợp tác quốc tế./.
Binh chủng Tăng thiết giáp tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Thanh niên năm 2017  (10/03/2017)
Binh chủng Tăng thiết giáp tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Thanh niên năm 2017  (10/03/2017)
Tăng cường tham mưu chiến lược về hội nhập quốc tế  (09/03/2017)
Chủ tịch nước dự kỷ niệm 20 năm thành lập Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm  (09/03/2017)
Việt Nam chúc mừng ông Roberto Azevedo tái đắc cử Tổng Giám đốc WTO  (09/03/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên