Kiểm tra công tác xử lý chất độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng
Tại buổi kiểm tra, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực vượt qua khó khăn của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Để đẩy nhanh tiến độ công tác khắc phục, xử lý triệt để chất độc hóa học dioxin tồn lưu sau chiến tranh, Đại tướng Ngô Xuân Lịch yêu cầu, thời gian tới, các cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các chỉ thị, quyết định của Đảng, Chính phủ, Bộ Quốc phòng liên quan đến công tác này; tổ chức thực hiện tốt giai đoạn 2 của Dự án Xử lý chất độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng, làm tốt công tác lập và thực hiện dự án xử lý triệt để ở sân bay Biên Hòa, sân bay Phù Cát; tăng cường công tác tuyên truyền, hợp tác, vận động tài trợ quốc tế và nguồn lực trong nước để hỗ trợ về vốn và công nghệ; đẩy mạnh việc giải quyết chính sách, hỗ trợ y tế cho quân nhân và nạn nhân chất độc da cam; nâng cao năng lực nghiên cứu, quan trắc môi trường, làm chủ công nghệ để trở thành lực lượng chủ chốt trong xử lý chất độc sau chiến tranh…
Thực hiện Quyết định số 651/QQĐ-TTg ngày 1/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020," các cơ quan, đơn vị Quân đội đã tích cực chủ động, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước để triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Các đơn vị đã tổ chức tốt công tác xử lý triệt để chất độc hóa học dioxin tại các "điểm nóng" thông qua các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế để đảm bảo vốn, công nghệ xử lý; hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ để hoàn thành giai đoạn 1, khởi công giai đoạn 2 dự án xử lý triệt để chất độc hóa học dioxin ở sân bay Đà Nẵng, bàn giao đất cho Bộ Giao thông vận tải xây dựng công trình hàng không ở sân bay quốc tế Đà Nẵng phục vụ Hội nghị cấp cao APEC 2017.
Để đẩy nhanh tiến độ khắc phục, xử lý tồn lưu chất độc hóa học dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trước mắt các lực lượng chức năng tổ chức thực hiện tốt giai đoạn 2 của dự án ở sân bay Đà Nẵng, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng, đồng thời tiếp tục bàn giao đất cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam kịp thời xây dựng công trình hàng không phục vụ Hội nghị cấp cao APEC năm 2017; làm tốt công tác lập và tổ chức thực hiện dự án xử lý ở sân bay Biên Hòa, Phù Cát trên cơ sở hợp tác quốc tế để bảo đảm vốn ODA không hoàn lại của Hoa Kỳ và một số nước khác, đồng thời tranh thủ nguồn lực trong nước để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xử lý, nhằm bảo đảm an toàn cho con người và môi trường phục vụ phát triển kinh tế- xã hội; đồng thời, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế để bảo đảm nguồn lực kinh phí, trang thiết bị công nghệ cho việc xử lý triệt để ở các "điểm nóng" và các khu vực khác mới được phát hiện.
Thiếu tướng Bùi Anh Chung, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân, Trưởng Ban Quản lý Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm tại sân bay Đà Nẵng cho biết: Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng là Dự án Hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ; Quân chủng Phòng không- Không quân làm chủ dự án.
Dự án được khởi công ngày 17-6-2011. Đến nay, Dự án đã hoàn thành phần lớn khối lượng công việc, đặc biệt là việc xử lý nhiệt trong mố (IPTD) giai đoạn 1 đã hoàn thành với kết quả đã giải phóng được khoảng 19 ha đất, ao hồ, trong đó 5,97 ha đã được bàn giao cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam xây dựng công trình sân đỗ mở rộng và đường lăn E7 phục vụ Hội nghị APEC năm 2017.
Dự tính trong tháng 01-2017 sẽ tiếp tục bàn giao diện tích đất để mở rộng sân bay, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Đà Nẵng.
Ngày 01-11-2016 đã chính thức đóng điện vận hành hệ thống xử lý nhiệt giai đoạn 2, đến nay hệ thống hoạt động ổn định, các thông số môi trường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam.
Những bài học rút ra từ thành công của giai đoạn 1 là một trong những yếu tố thuận lợi để vận hành giai đoạn 2 của dự án.
Trong thời gian thực hiện, phía Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các nhà thầu Hoa Kỳ đánh giá cao sự hợp tác, phối hợp của Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không-Không quân và các cơ quan đơn vị trong thực hiện dự án...
Vấn đề tránh ô nhiễm môi trường trong thực hiện dự án được chú trọng, các chất thải nguy hại được giám sát, quan trắc chặt chẽ. Nước và khí thải ra môi trường đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam và Quốc tế...
Nhân dịp này, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cũng đến thăm, chúc Tết và tặng quà cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn Không quân 372 (Quân chủng Phòng không - Không quân)./.
Thủ tướng làm việc tại các huyện Trà Lĩnh và Bảo Lâm của Cao Bằng  (08/01/2017)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên kế hoạch thăm Nga  (08/01/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đất nước chuyển mình đón vận hội mới  (08/01/2017)
Kinh tế Việt Nam 2017: Vượt qua nhiều trở ngại, tạo đà tăng trưởng  (08/01/2017)
Kinh tế Việt Nam 2017: Vượt qua nhiều trở ngại, tạo đà tăng trưởng  (08/01/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay