Hà Nội bước vào năm 2017: Quyết liệt xử lý vi phạm trật tự đô thị
22:25, ngày 07-01-2017
Hà Nội đang đứng trước áp lực đô thị hóa, số dân nhập cư vào địa bàn lớn, trong khi cơ sở hạ tầng chưa theo kịp để đáp ứng nhu cầu nhân dân. Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã chọn chủ đề của năm là “Trật tự văn minh đô thị” và đã có sự chuyển biến tích cực, nhưng chưa thực sự rõ nét và hiệu quả.
Vì vậy, năm 2017 được Hà Nội chọn làm năm "kỷ cương hành chính" với các tiêu chí đề ra cao hơn, đòi hỏi các cấp chính quyền vào cuộc đồng bộ, quyết liệt hơn.
Đổi mới quy hoạch
Hà Nội xem quy hoạch là cốt lõi, bản lề cho phát triển nên công tác này đã có nhiều đổi mới. Mọi quy hoạch đều được công khai, minh bạch để người dân được biết và giám sát. Các thủ tục giấy tờ liên quan công tác này cũng được rút ngắn.
Với sự quyết tâm và đổi mới, năm qua Hà Nội đã quy hoạch cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn, hiện đại, các bãi đỗ xe ngầm; rà soát, giới thiệu các quỹ đất khách sạn, bệnh viện, công viên, sân chơi, vườn hoa. Việc công khai và giới thiệu này vừa đảm bảo dân chủ nhưng cũng để thu hút tốt nguồn vốn xã hội hóa đầu tư.
Dựa trên quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội đã tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc làng nghề gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, với mong muốn đây là các làng nghề quan trọng, làm điểm nhấn trong thu hút khách du lịch.
Bên cạnh đó, thành phố phê duyệt thiết kế khu đô thị hai bên đường Xuân Thủy-Cầu Giấy; ban hành quy chế quản lý nhà cao tầng nội đô; quản lý quy hoạch kiến trúc chỉnh trang biển quảng cáo trái phép trên tuyến đường mẫu Lê Trọng Tấn và nhiều tuyến phố khác.
Đồng thời, Hà Nội phê duyệt 26/35 đồ án quy hoạch phân khu, 30/33 đồ án quy hoạch chung; thẩm định phê duyệt 80 hồ sơ quy hoạch chi tiết. Nhiều đồ án quan trọng đã hoàn thành như Quy hoạch hai bên tuyến đường Lê Văn Lương-Tố Hữu, hai bên Dốc Hội-Đại học Nông nghiệp, Trung tâm triển lãm quốc tế-quốc gia và các dự án đối ứng tại Mễ Trì, Giảng Võ, Nhà tang lễ quốc gia, công viên nghĩa trang huyện Mỹ Đức.
Quyết liệt xử lý vi phạm
Trên địa bàn Thủ đô, quản lý trật tự đô thị đang gặp nhiều khó khăn, tình trạng xây dựng nhà trái phép, vi phạm trật tự an toàn giao thông vẫn xảy ra... Để khắc phục tình trạng đó, Hà Nội đã áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý đô thị theo hướng hiện đại, hướng tới thành phố thông minh. Hệ thống cây xanh thảm cỏ, các công viên, vườn hoa được chăm sóc, trồng mới theo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật tiên tiến; đồng thời phát động trồng mới 1 triệu cây xanh cho giai đoạn 5 năm tới. Bên cạnh đó, hồ Hoàn Kiếm được trang hoàng lung linh, huyền ảo, tạo ấn tượng đẹp cho khách tham quan.
Hà Nội cũng chú trọng tạo các không gian vui chơi, cảnh quan đẹp khiến người dân hài lòng, từ đó ý thức hơn trong việc giữ gìn trật tự, môi trường, như hình thành tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn, khánh thành công viên Hòa Bình, khởi công xây dựng công viên lớn bậc nhất Kim Quy với diện tích trên 100 ha, tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng.
Đồng thời, Hà Nội ra quân xử lý mạnh, cắt tầng, cắt ngọn, phá dỡ nhiều công trình xây dựng vi phạm; quản lý chặt các công trình xây dựng siêu mỏng, siêu méo, kết hợp chỉnh trang hè các tuyến phố mới mở.
Để tạo cảnh đẹp cũng như không để công trình xung đột với hệ thống đường, điện, nước, Hà Nội đã xã hội hóa nhiều dự án hạ ngầm đường dây viễn thông, điện lực, nước sạch, chống ngập úng cục bộ; thí điểm triển khai cơ giới hóa công tác vệ sinh môi trường: quét hút, rửa đường, quét rác; sử dụng xe ôtô thu gom rác tại các tuyến phố chính; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân không vứt rác ra đường, đổ rác đúng giờ và vận hành tốt các khu xử lý rác thải...
Nỗ lực giải bài toán giao thông đô thị
Giao thông được xem là một trong những vấn đề quan trọng và nóng bỏng nhất trong thời gian qua ở Hà Nội. Phương tiện cá nhân tại Hà Nội tăng nhanh, đến nay có khoảng 570.000 xe ôtô, 5,2 triệu xe máy. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, chưa theo kịp nhu cầu phát triển, đặc biệt người dân nhập cư nhanh khiến thành phố mất cân bằng trong cơ cấu mật độ xe cộ. Bên cạnh đó, ý thức tham gia giao thông của người dân đang là vấn đề cần bàn tới.
Cùng với các giải pháp giảm ùn tắc, năm qua Hà Nội tập trung cao độ hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm, cấp bách như: đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân-Cầu Giấy; nút giao thông trung tâm quận Long Biên; cầu vượt nút Bắc Hồng đã cơ bản xong; thông xe tuyến đường vành đai 1 đoạn Ô Đông Mác-Nguyễn Khoái; cơ bản hoàn thành đoạn từ Ngã Tư Vọng-Tôn Thất Tùng thuộc dự án đường vành đai 2; chuẩn bị hoàn thành nút giao Cổ Linh giao cắt với cầu Vĩnh Tuy kéo dài.
Bên cạnh đó, thành phố phối hợp đẩy nhanh tiến độ các công trình quan trọng khác trên địa bàn như: Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông; tuyến đường sắt số 3 Nhổn-ga Hà Nội. Nỗ lực triển khai nhiều biện pháp giảm ùn tắc, thành phố đã giải quyết được 13 điểm ùn tắc và có nguy cơ ùn tắc...
Những kết quả đã đạt được là kết quả của sự nỗ lực lớn, sự đồng tâm hiệp lực của các ngành, các cấp ở Thủ đô. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố, nhiều dự án, chương trình, kế hoạch và mục tiêu vẫn còn dở dang hoặc kết quả chưa bền vững, cần được đẩy nhanh tiến độ và thực hiện quyết liệt hơn nữa trong năm 2017./.
Đổi mới quy hoạch
Hà Nội xem quy hoạch là cốt lõi, bản lề cho phát triển nên công tác này đã có nhiều đổi mới. Mọi quy hoạch đều được công khai, minh bạch để người dân được biết và giám sát. Các thủ tục giấy tờ liên quan công tác này cũng được rút ngắn.
Với sự quyết tâm và đổi mới, năm qua Hà Nội đã quy hoạch cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn, hiện đại, các bãi đỗ xe ngầm; rà soát, giới thiệu các quỹ đất khách sạn, bệnh viện, công viên, sân chơi, vườn hoa. Việc công khai và giới thiệu này vừa đảm bảo dân chủ nhưng cũng để thu hút tốt nguồn vốn xã hội hóa đầu tư.
Dựa trên quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội đã tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc làng nghề gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, với mong muốn đây là các làng nghề quan trọng, làm điểm nhấn trong thu hút khách du lịch.
Bên cạnh đó, thành phố phê duyệt thiết kế khu đô thị hai bên đường Xuân Thủy-Cầu Giấy; ban hành quy chế quản lý nhà cao tầng nội đô; quản lý quy hoạch kiến trúc chỉnh trang biển quảng cáo trái phép trên tuyến đường mẫu Lê Trọng Tấn và nhiều tuyến phố khác.
Đồng thời, Hà Nội phê duyệt 26/35 đồ án quy hoạch phân khu, 30/33 đồ án quy hoạch chung; thẩm định phê duyệt 80 hồ sơ quy hoạch chi tiết. Nhiều đồ án quan trọng đã hoàn thành như Quy hoạch hai bên tuyến đường Lê Văn Lương-Tố Hữu, hai bên Dốc Hội-Đại học Nông nghiệp, Trung tâm triển lãm quốc tế-quốc gia và các dự án đối ứng tại Mễ Trì, Giảng Võ, Nhà tang lễ quốc gia, công viên nghĩa trang huyện Mỹ Đức.
Quyết liệt xử lý vi phạm
Trên địa bàn Thủ đô, quản lý trật tự đô thị đang gặp nhiều khó khăn, tình trạng xây dựng nhà trái phép, vi phạm trật tự an toàn giao thông vẫn xảy ra... Để khắc phục tình trạng đó, Hà Nội đã áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý đô thị theo hướng hiện đại, hướng tới thành phố thông minh. Hệ thống cây xanh thảm cỏ, các công viên, vườn hoa được chăm sóc, trồng mới theo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật tiên tiến; đồng thời phát động trồng mới 1 triệu cây xanh cho giai đoạn 5 năm tới. Bên cạnh đó, hồ Hoàn Kiếm được trang hoàng lung linh, huyền ảo, tạo ấn tượng đẹp cho khách tham quan.
Hà Nội cũng chú trọng tạo các không gian vui chơi, cảnh quan đẹp khiến người dân hài lòng, từ đó ý thức hơn trong việc giữ gìn trật tự, môi trường, như hình thành tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn, khánh thành công viên Hòa Bình, khởi công xây dựng công viên lớn bậc nhất Kim Quy với diện tích trên 100 ha, tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng.
Đồng thời, Hà Nội ra quân xử lý mạnh, cắt tầng, cắt ngọn, phá dỡ nhiều công trình xây dựng vi phạm; quản lý chặt các công trình xây dựng siêu mỏng, siêu méo, kết hợp chỉnh trang hè các tuyến phố mới mở.
Để tạo cảnh đẹp cũng như không để công trình xung đột với hệ thống đường, điện, nước, Hà Nội đã xã hội hóa nhiều dự án hạ ngầm đường dây viễn thông, điện lực, nước sạch, chống ngập úng cục bộ; thí điểm triển khai cơ giới hóa công tác vệ sinh môi trường: quét hút, rửa đường, quét rác; sử dụng xe ôtô thu gom rác tại các tuyến phố chính; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân không vứt rác ra đường, đổ rác đúng giờ và vận hành tốt các khu xử lý rác thải...
Nỗ lực giải bài toán giao thông đô thị
Giao thông được xem là một trong những vấn đề quan trọng và nóng bỏng nhất trong thời gian qua ở Hà Nội. Phương tiện cá nhân tại Hà Nội tăng nhanh, đến nay có khoảng 570.000 xe ôtô, 5,2 triệu xe máy. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, chưa theo kịp nhu cầu phát triển, đặc biệt người dân nhập cư nhanh khiến thành phố mất cân bằng trong cơ cấu mật độ xe cộ. Bên cạnh đó, ý thức tham gia giao thông của người dân đang là vấn đề cần bàn tới.
Cùng với các giải pháp giảm ùn tắc, năm qua Hà Nội tập trung cao độ hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm, cấp bách như: đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân-Cầu Giấy; nút giao thông trung tâm quận Long Biên; cầu vượt nút Bắc Hồng đã cơ bản xong; thông xe tuyến đường vành đai 1 đoạn Ô Đông Mác-Nguyễn Khoái; cơ bản hoàn thành đoạn từ Ngã Tư Vọng-Tôn Thất Tùng thuộc dự án đường vành đai 2; chuẩn bị hoàn thành nút giao Cổ Linh giao cắt với cầu Vĩnh Tuy kéo dài.
Bên cạnh đó, thành phố phối hợp đẩy nhanh tiến độ các công trình quan trọng khác trên địa bàn như: Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông; tuyến đường sắt số 3 Nhổn-ga Hà Nội. Nỗ lực triển khai nhiều biện pháp giảm ùn tắc, thành phố đã giải quyết được 13 điểm ùn tắc và có nguy cơ ùn tắc...
Những kết quả đã đạt được là kết quả của sự nỗ lực lớn, sự đồng tâm hiệp lực của các ngành, các cấp ở Thủ đô. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố, nhiều dự án, chương trình, kế hoạch và mục tiêu vẫn còn dở dang hoặc kết quả chưa bền vững, cần được đẩy nhanh tiến độ và thực hiện quyết liệt hơn nữa trong năm 2017./.
Ba ứng cử viên Tổng thống Pháp đuổi nhau sát sao trong thăm dò dư luận  (07/01/2017)
Hà Nội sẽ không bắn pháo hoa trong đêm Giao thừa Tết Đinh Dậu  (07/01/2017)
Mexico buộc phải chi trả cho bức tường biên giới  (07/01/2017)
Nhật-Pháp nhất trí khởi động đàm phán hiệp định hợp tác quốc phòng  (07/01/2017)
Thể chế hóa việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay  (07/01/2017)
Bước tăng trưởng mạnh mẽ trong quan hệ thương mại Việt Nam-Ấn Độ  (07/01/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay