Bà Park bị yêu cầu làm rõ các hoạt động trong ngày chìm phà Sewol
Cả Tổng thống Park Geun-hye và người bạn thân lâu năm của bà là Choi Soon-sil đã không có mặt tại tòa khi các thẩm phán quyết định tiếp nhận các tài liệu điều tra của bên công tố.
Tòa cũng xác nhận bà Choi Soon-sil và hai cựu quan chức Nhà Xanh (Phủ Tổng thống) An Chong-bum và Jeong Ho-seong là nhân chứng trong phiên điều trần này.
Thẩm phán Lee Jin-Sung đã bác nỗ lực nhằm trì hoãn phiên điều trần của các luật sư bào chữa cho Tổng thống.
Tại phiên điều trần, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã yêu cầu Tổng thống Park Geun-hye phải làm rõ những hoạt động của bà vào ngày xảy ra vụ chìm phà Sewol năm 2014, làm 304 người thiệt mạng, trong đó phần lớn là học sinh.
Yêu cầu trên được đưa ra nhằm bổ sung chi tiết về nơi bà Park Geun-hye đã ở trong văn phòng tổng thống và những việc bà đã làm trong thời gian được gọi là “mất tích 7 giờ” vào ngày 16-4-2014 - khi phà Sewol bị chìm ở ngoài khơi bờ biển phía Nam Hàn Quốc.
Trước đó, ngày 09-12, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Park Geun-hye, theo đó nữ chính khách này ngay lập tức bị bị đình chỉ tạm thời chức vụ tổng thống. Thủ tướng đương nhiệm Hwang Kyo-ahn đã thay thế bà tạm thời lãnh đạo đất nước.
Mặc dù việc luận tội tập trung vào bê bối tham nhũng liên quan đến người bạn thân lâu năm của tổng thống, song quyết định luận tội cũng bao gồm cả việc bà Park Geun-hye bị cáo buộc đã lơ là nhiệm vụ khi không giải quyết thỏa đáng vụ chìm phà. Bà bị chỉ trích vì đã không xuất hiện trước công chúng cho đến 7 tiếng sau khi thảm họa xảy ra.
Trong bản tường trình gửi lên tòa án vào đầu tháng này, bà khẳng định có bằng chứng rõ ràng về việc bà đã chỉ thị cho các quan chức thực hiện mọi biện pháp cần thiết trong việc triển khai công tác cứu hộ.
Theo tòa án, phiên điều trần tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 27-12 tới./.
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực khu vực công của Singapore và gợi ý cho Việt Nam
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam