Đoàn Bộ Công an Việt Nam thăm, làm việc với Ban Tổng thư ký Interpol
Chuyến công tác nhằm tăng cường hợp tác cấp cao với Ban Tổng Thư ký Interpol, qua đó nâng cao chất lượng phối hợp, trao đổi thông tin tội phạm, đồng thời đẩy mạnh hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia giữa Việt Nam đối với tổ chức Interpol cũng như đối với các nước thành viên của tổ chức Interpol. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của lãnh đạo Bộ Công an tới trụ sở Interpol kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức này vào năm 1991.
Tại buổi làm việc, ông Jürgen Stock đã nêu bật những kết quả quan trọng đạt được trong năm 2016 của tổ chức Interpol trong việc điều phối các hoạt động phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trên phạm vi toàn thế giới. Theo ông, với 7 văn phòng liên lạc đặt tại nhiều châu lục, Interpol đang phát huy vai trò của một trung tâm điều hành mang tính toàn cầu nhằm xây dựng một khuôn khổ hợp tác thực chất, hỗ trợ lực lượng thi hành pháp luật các nước thành viên, đặc biệt lực lượng cảnh sát nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.
Tổng thư ký Interpol nhận định trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, các nguy cơ về khủng bố, an ninh phi truyền thống, tội phạm có tổ chức và tội phạm mới nổi ngày càng gia tăng, các quốc gia cần tăng cường hợp tác chia sẻ thông tin, khai thác, rà soát các cơ sở liệu liệu tội phạm của Interpol, phát hiện và xử lý kịp thời các yêu cầu về hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm. Ngoài ra, Interpol đang nỗ lực triển khai các trung tâm điều phối khu vực, có chương trình và kế hoạch hành động để phối hợp, đào tạo, bồi dưỡng và liên kết giữa các quốc gia.
Tổng Thư ký Interpol cũng đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Công an Việt Nam với các bộ phận nghiệp vụ của Ban Tổng Thư ký trong trao đổi thông tin nhằm phòng chống tội phạm, nhất là các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao…
Ông hoan nghênh Bộ Công an đã biệt phái cán bộ trực tiếp làm việc tại Ban Tổng thư ký tại Lyon và đề nghị Việt Nam xem xét cử thêm sỹ quan biệt phái làm việc tại tại Tổ hợp toàn cầu của Interpol có trụ sở tại Singapore và Văn phòng liên lạc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành đánh giá cao những sáng kiến của Tổng Thư ký Jürgen Stock về việc tái cấu trúc tổ chức bộ máy của Ban Tổng thư ký cũng như những kết quả quan trọng trong điều phối các hoạt động hợp tác phòng chống tội phạm trên phạm vi toàn cầu trong thời gian qua.
Thứ trưởng cũng trao đổi về tình hình tội phạm tại Việt Nam, nêu lên một số khó khăn về nguồn lực, kinh nghiệm và một số thách thức khác trong công tác hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm tại Việt Nam. Hai bên thống nhất nhận định tình hình tội phạm truyền thống, phi truyền thống và tội phạm sử dụng công nghệ cao xuyên quốc gia sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp cùng với quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ tư trong thế kỷ 21.
Theo Thứ trưởng, sự hiện diện của Interpol trên tất cả các châu lục, đặc biệt là ba trung tâm điều phối tại Lyon, Singapore và Buenos Aires đã góp phần xử lý các yêu cầu phối hợp khẩn cấp về nghiệp vụ, giải quyết kịp thời các vấn đề khác biệt về pháp lý giữa các quốc gia thành viên có liên quan. Theo ông, những thông tin của Interpol cung cấp cho Việt Nam cũng như trong khu vực đáp ứng yêu cầu của công tác phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao và những tội phạm có xu hướng nổi hiện trong thời gian tới.
Cũng trong ngày 16-12, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành và đoàn công tác đã có các buổi làm việc với lãnh đạo nhiều phòng ban của Interpol. Qua các buổi làm việc, đoàn đã được cung cấp thông tin về kết quả triển khai các chiến dịch, dự án của Interpol tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương liên quan đến chống khủng bố, buôn bán ma túy cũng như việc khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu tội phạm của Interpol.
Với 231 điểm kết nối trên toàn cầu, ngoài văn phòng Interpol của 190 quốc gia thành viên, Ban Tổng Thư ký Interpol đã tiến hành kết nối đến với các cơ quan thi hành pháp luật quốc gia như các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, hải quan, chống khủng bố và các cơ quan điều tra. Cho đến nay, Interpol đã xây dựng được 16 cơ sở dữ liệu về tội phạm như cơ sở dữ liệu về các đối tượng khủng bố, truy nã quốc tế, giấy tờ giả, tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em. Dự kiến, năm 2017, Interpol sẽ đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu nhận dạng mặt người và sinh trắc học nhằm giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm.
Trả lời phỏng vấn phóng viên, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành đánh giá cao về sự phối hợp hiện nay giữa lực lượng cảnh sát của Việt Nam và Interpol trong trao đổi thông tin liên quan đến phòng chống tội phạm khủng bố, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao. Theo ông, sự phối hợp này đã đạt được kết quả hết sức quan trọng.
Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục phối hợp với Interpol tập trung vào việc tăng cường tiếp nhận, xử lý, trao đổi thông tin về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài; nâng cao năng lực cán bộ thông qua việc hỗ trợ đào tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ các cơ quan thi hành pháp luật, nhằm giúp Việt Nam đối phó có hiệu quả đối với các thách thức về an ninh trong bối cảnh các hoạt động tội phạm ngày càng trở nên tinh vi, được tổ chức bài bản và sử dụng công nghệ cao./.
Phó Thủ tướng Thường trực dự Chương trình “Xuân nơi đảo xa”  (18/12/2016)
Trung Quốc không muốn có chiến tranh thương mại với Mỹ  (17/12/2016)
Nhật Bản nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ nhiều hơn Trung Quốc  (17/12/2016)
Bình ổn thị trường, bảo đảm trật tự dịp Tết Nguyên đán 2017  (17/12/2016)
Ngoại trưởng Trung Quốc điện thăm hỏi người dân vùng mưa lũ  (17/12/2016)
Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 110 năm thành lập huyện Hoa Lư  (17/12/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên