Bế mạc AIPA-37: Các nghị quyết Việt Nam đề xuất được thông qua
Tại phiên họp toàn thể lần thứ 2, Đại hội đồng AIPA- 37 đã nghe các báo cáo của Ủy ban Nữ nghị sỹ, Ủy ban về các vấn đề chính trị, Ủy ban về các vấn đề Tổ chức, Ủy ban về các vấn đề kinh tế, Ủy ban về các vấn đề xã hội và Ủy ban Thông cáo chung, đồng thời thông qua các báo cáo đã được thảo luận tại các Ủy ban.
Với chủ đề “AIPA sống động vì một Cộng đồng ASEAN tiến bộ'' trong 3 ngày diễn ra sự kiện, 7 Ủy ban chức năng của AIPA- 37 bao gồm: Ủy ban Chấp hành, Ủy ban Nữ nghị sỹ, Ủy ban về các vấn đề chính trị, Ủy ban về các vấn đề Tổ chức, Ủy ban về các vấn đề kinh tế, Ủy ban về các vấn đề xã hội và Ủy ban Thông cáo chung đã thảo luận và trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, có ý nghĩa quan trọng với Cộng đồng ASEAN như đảm bảo an ninh mạng trong ASEAN, giải quyết vấn đề việc làm bền vững cho phụ nữ ASEAN, phòng chống dịch bệnh do virus Zika, tạo cơ hội việc làm và điều kiện làm việc tốt trong phát triển kinh tế, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; xem xét, thảo luận vấn đề thực hiện Kế hoạch hành động của Tuyên bố ASEAN về tăng cường bảo vệ xã hội; xem xét dự thảo và nhất trí thông qua Nghị quyết sửa đổi Chương trình nghị sự của nữ Nghị sỹ AIPO nhằm giúp các nữ Nghị sĩ thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.
Tại Đại hội đồng AIPA-37, Việt Nam đã đề xuất và trình ba nghị quyết. Cả ba nghị quyết được các thành viên AIPA hoan nghênh, ủng hộ cao và đã được thông qua tại Đại hội đồng.
Thứ nhất, nghị quyết tăng cường hợp tác nhằm bảo đảm an ninh mạng trong ASEAN kêu gọi AIPA thúc đẩy ASEAN cùng xây dựng khuôn khổ pháp lý chung về bảo đảm an ninh mạng, phòng chống tội phạm mạng, tội phạm xuyên quốc gia giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối thoại, đối tác; Tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh mạng trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, góp phần xây dựng và củng cố lòng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, bảo đảm an ninh an toàn không gian mạng, đối phó với các thách thức an ninh mạng, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và toàn cầu.
Thứ hai, nghị quyết thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tham gia và tối ưu hóa chuối giá trị toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức về sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong ASEAN vào chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó thúc đẩy hình thành một mạng lưới các SMEs trong khu vực để cùng phát triển các SMEs và tối ưu hóa chuỗi giá trị toàn cầu; Phát huy vai trò của AIPA và các Nghị viện thành viên hình thành các khuôn khổ pháp lý, củng cố luật pháp trong nước phù hợp với các văn bản pháp lý của ASEAN và các thỏa thuận, nhằm thúc đẩy sự phát triển và tham gia của SMEs vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ ba, nghị quyết kêu gọi Chính phủ các nước thành viên ASEAN có chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ các SMEs hình thành và tham gia cụm liên kết ngành, tiếp cận đầy đủ thông tin, đánh giá, phân tích chuyên sâu về những cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của ASEAN, tác động đối với các ngành nghề để nắm bắt các cơ chế và luật chơi của thị trường kinh tế toàn cầu, tận dụng cơ hội do các FTAs giữa ASEAN và các đối tác.
Quốc hội Việt Nam cũng đã đề xuất và được Đại hội đồng AIPA-37 ủng hộ và thông qua Nghị quyết về tăng cường hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu trong ASEAN nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của người dân trong toàn Cộng đồng ASEAN về vấn đề biến đổi khí hậu.
Nghị quyết kêu gọi các Nghị viện thành viên AIPA tăng cường hài hòa hóa pháp luật trong ASEAN, xem xét phê chuẩn Hiệp ước Paris 2015, khẩn trương thực hiện các trình tự thủ tục để xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật phù hợp với các cam kết của ASEAN và thế giới về ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện giám sát việc thực thi các cam kết của của ASEAN về biến đổi khí hậu; hỗ trợ Chính phủ các nước ASEAN thực hiện Tuyên bố ASEAN sau năm 2015 về môi trường bền vững và biến đối khí hậu, sớm thông qua và sẵn sàng triển khai thực hiện Kế hoạch hành động chiến lược ASEAN về hợp tác môi trường giai đoạn 2016- 2025 với trọng tâm là chia sẻ thông tin và kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là vấn đề nước biển dâng, hạn hán và xâm nhập mặn.
Sau khi thông qua toàn bộ 25 nghị quyết, trưởng đoàn đại biểu của các thành viên AIPA đã ký Thông cáo chung. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đã ký vào bản Thông cáo chung.
Ngay sau đó, Đại hội đồng AIPA- 37 đã tiến hành lễ bế mạc với sự tham dự Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Martin Chungong, Tổng thư ký AIPA P.O. Ram và 10 Đoàn đại biểu nghị viện của các nước thành viên AIPA.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch AIPA- 37, Chủ tịch Quốc hội Myanmar Mahn Win Khaing Thann (Man Uyn Kha-inh Than) nêu rõ, sau 3 ngày làm việc, Đại hội đồng AIPA- 37 đã kết thúc thành công tốt đẹp nhờ sự cố gắng, nỗ lực với chất lượng chuyên môn cao của toàn thể các đại biểu. Đại hội đồng đã thông qua 25 Nghị quyết về các vấn đề cùng quan tâm, có ý nghĩa quan trọng với Cộng đồng ASEAN; thảo luận về các chủ đề quan trọng như đảm bảo an ninh mạng trong ASEAN, giải quyết vấn đề việc làm bền vững cho phụ nữ ASEAN, phòng, chống dịch bệnh do virus Zika, tạo cơ hội việc làm và điều kiện làm việc tốt trong phát triển kinh tế, về các doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Đại hội đồng cũng đã xem xét, thảo luận vấn đề thực hiện Kế hoạch hành động của Tuyên bố ASEAN về tăng cường bảo vệ xã hội; xem xét dự thảo và nhất trí thông qua Nghị quyết sửa đổi Chương trình nghị sự của nữ Nghị sỹ AIPO nhằm giúp các nữ Nghị sỹ thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.
Thông báo Đại hội đồng đã ra Tuyên bố chung khẳng định cam kết của AIPA cho một Cộng đồng ASEAN tiến bộ, Chủ tịch AIPA-37, Chủ tịch Quốc hội Myanmar Mahn Win Khaing Thann nhấn mạnh, để trở thành một Cộng đồng tiến bộ, việc thực hiện các Nghị quyết của AIPA cần phải được chú trọng hơn. AIPA cũng cần hợp tác chặt chẽ với Chính phủ các nước ASEAN để vượt qua những thách thức mới trong mục tiêu hướng tới Tầm nhìn ASEAN vào năm 2025.
Ngoài ra, sự hợp tác chặt chẽ của IPU và các đối tác phát triển khác cũng rất quan trọng để đạt được các mục tiêu của AIPA.
Chủ tịch AIPA- 37 nhấn mạnh, với tinh thần hợp tác, AIPA đã trở nên mạnh mẽ và sôi động hơn bao giờ hết. Các kết quả tích cực của Đại hội đồng lần này càng củng cố thêm niềm tin cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN trong thời gian tới.
Chủ tịch AIPA- 37, Chủ tịch Quốc hội Myanmar Mahn Win Khaing Than kêu gọi tất cả các Quốc hội thành viên tiếp tục nâng cao nhận thức về mục tiêu và hoạt động của AIPA trong nhân dân để làm sâu sắc hơn thành công và kết quả các Nghị quyết của AIPA.
Tại phiên bế mạc cũng đã diễn ra Lễ chuyển giao chức vụ Chủ tịch AIPA lần thứ 38. Theo đó, Đại hội đồng AIPA sẽ diễn ra vào tháng 9 năm 2017 tại Philippines. Chức vụ Chủ tịch AIPA- 38 đã được giao cho Phó Chủ tịch Hạ viện Philippines Eric Singson.
Chủ tich AIPA-37 chúc mừng và bày tỏ tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo tài giỏi của Chủ tịch nhiệm kỳ tiếp theo, AIPA sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong việc góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển bền vững trong khu vực và trên thế giới./.
Quy chế làm việc của Chính phủ  (02/10/2016)
Thủ tướng Nhật Bản sẽ thảo luận về hiệp ước hòa bình với Nga  (02/10/2016)
Thành công trong mô hình hợp tác giáo dục khoa học nông nghiệp Việt-Bỉ  (02/10/2016)
Trung Quốc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 67 năm Quốc khánh  (02/10/2016)
Một số văn bản chỉ đạo, điều hành mới của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ  (02/10/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay