Cuộc đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ
22:16, ngày 16-07-2016
TCCSĐT - Đêm 15, rạng sáng 16-7-2016 tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra cuộc nổi loạn của các nhóm binh lính mà chính phủ gọi là âm mưu đảo chính quân sự. Hành động đảo chính diễn ra bởi một nhóm khoảng gần 50 sĩ quan quân đội được sự hậu thuẫn của các đơn vị Lục quân và Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Vài nét về cuộc đảo chính
Giới chính trị học Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, cuộc nổi loạn này hoàn toàn có thể dự đoán trước. Họ cho rằng, sự kiện đảo chính được chờ đợi ngay từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bị cuốn vào cuộc xung đột ở Syria và dấu hiệu rõ nhất bắt đầu từ sau vụ máy bay chiến đấu Su-24 của Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ. Theo các chuyên gia Nga, cuộc nổi loạn có thể đã nhận được sự ủng hộ của nhiều chính khách cấp cao, trong đó có cựu tổng thống và cựu thủ tướng vừa bị thay thế.
Cục Tình báo quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đích danh những kẻ tổ chức cuộc đảo chính. “Âm mưu đảo chính quân sự đã bị chặn đứng. Những kẻ tổ chức âm mưu này là Bộ tư lệnh Không quân và những tên sen đầm chính trị của đất nước”. Báo chí địa phương nói rằng có sự chia rẽ trong đội ngũ ban lãnh đạo quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc đảo chính này. Nhóm nổi loạn chỉ nhận được sự ủng hộ của một số đơn vị lục quân và không quân, trong khi đó lực lượng đặc nhiệm trực thuộc Bộ Tổng tham mưu đứng về phía chính phủ. Hầu hết các vụ tấn công nhằm vào trụ sở Quốc hội và Phủ Tổng thống. Nhóm nổi loạn đã bắt Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hulusi Akar đã bị bắt làm con tin. Hiện có 29 đại tá và 5 tướng quân đội đã bị cách chức vì có liên quan đến âm mưu đảo chính.
Phát biểu với báo chí sau khi trở về sân bay Ataturk ở Istanbul, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố chính phủ và Tổng thống đang nắm quyền kiểm soát. Một mặt Tổng thống Recep Tayyip Erdogan động viên những người ủng hộ, trấn an lực lượng quân đội, coi họ là sự đảm bảo cho an ninh của đất nước, mặt khác ông cũng tuyên bố cô lập và thề sẽ trừng trị những kẻ phản loạn. Tình hình tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã ổn định hơn. Ở trung tâm Istanbul chỉ còn lác đác các vụ nổ súng nhỏ lẻ, không vụ nổ lớn nào được ghi nhận thêm cũng như không còn tình trạng các máy bay chiến đấu quần thảo trên bầu trời. Tại thủ đô Ankara, mọi thứ dần trở lại bình thường. Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hulusi Akar cũng đã được giải cứu và đưa đến nơi an toàn.
Theo nhiều nhà quan sát, quân đội luân đóng vai trò quan trọng đối với đời sống chính trị của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Trong quá khứ đã từng có 4 lần xảy ra các cuộc đảo chính quân sự ở quốc gia này. Trong thời kỳ cầm quyền của ông Erdogan đã có nhiều âm mưu đảo chính quân sự bị chặn đứng từ sớm. Các nhà quan sát ghi nhận rằng, ông Edogan đã có nhiều nỗ lực nhằm làm giảm ảnh hưởng của giới quân nhân đối với đời sống chính trị của đất nước và tăng cường ảnh hưởng của chính phủ đối với các tướng lĩnh quân sự chủ chốt.
Ngoài ra, trong thời kỳ lãnh đạo của mình Edogan đã nhiều lần thanh lọc đội ngũ lãnh đạo quân sự cấp cao, đồng thời, thay thế những chức vụ lãnh đạo chủ chốt trong cảnh sát và các cơ quan mật vụ bằng bằng những người thân tín của mình.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế
Sau khi được hỏi về phản ứng của Nga về vụ đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết: Nga quan ngại sâu sắc về những tin tức liên quan tới tình hình tại Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời điểm hiện nay, chất lượng thông tin chưa thể giúp xác định rõ ràng về điều gì đang xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi hiện nay là bảo đảm an toàn cho các cơ quan và công dân Nga trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ."
Ngoài ra, ông Dmitry Peskov cũng cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã được các cơ quan tình báo và Bộ Ngoại giao Nga thông báo liên tục về những diễn biến mới nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nga "quan ngại sâu sắc" về tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuyên bố này được đưa ra sau khi các binh sỹ chiếm giữ những con phố ở thủ đô Ankara và thành phố Istanbul, trong khi một nhóm binh sỹ thuộc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã tiến hành một cuộc đảo chính.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, tân Thủ tướng Anh Theresa May kêu gọi ủng hộ chính phủ được bầu hợp pháp ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton cũng có quan điểm tương tự. Liên minh châu Âu kêu gọi “tất cả các bên ở Thổ Nhĩ kỳ kiềm chế và tôn trọng các cơ chế dân chủ”. Trung Quốc cũng đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ khôi phục ổn định và trật tự trong thời gian sớm nhất có thể.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 16-7 tuyên bố trật tự dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ cần phải được tôn trọng và cần phải triển khai tất cả các biện pháp để bảo đảm sự an toàn của người dân nước này.
Slovakia, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) cũng cho biết đang theo dõi những sự kiện bất ổn ở Thổ Nhĩ Kỳ với quan ngại nghiêm trọng, đồng thời nhấn mạnh sẽ phối hợp với các đối tác trong khối EU để đưa ra phản ứng thích hợp.
Trước tình hình phức tạp tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ngay lập tức chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ siết chặt các biện pháp an ninh, hạn chế đi lại, giữ liên lạc thường xuyên với cảnh sát và chính quyền địa phương, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cán bộ, nhân viên và các thành viên gia đình Đại sứ quán Việt Nam tại Ankara, cơ quan thương vụ Việt Nam tại Istabul, các đoàn cán bộ Việt Nam đang công tác tại Thổ Nhĩ Kỳ, và cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập tại nước sở tại. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng yêu cầu Cơ quan đại diện Việt Nam phải sẵn sàng các biện pháp ứng phó để bảo hộ công dân Việt Nam trong trường hợp cần thiết.
Số người thiệt mạng trong vụ đảo chính
Theo thông tin mới nhất của hãng tin Pháp AFP, số người thiệt mạng trong vụ đảo chính đã tăng lên con số 161 người và đây chưa phải là con số cuối cùng do còn có 1.440 người bị thương. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết chính phủ đã bắt giữ 2.839 binh sỹ tình nghi liên quan tới vụ đảo chính. Ông tuyên bố chính quyền đã hoàn toàn kiểm soát tình hình và vụ đảo chính là một "vết đen" đối với nền dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng ngày, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cách chức 2.745 thẩm phán. Đây là quyết định của Hội đồng thẩm phán và công tố viên tối cao (HSYK). Theo hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, 5 thành viên trong HSYK cũng bị cách chức đợt này. Các nguồn tin an ninh cho biết cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16-7 đã bắt khoảng 100 sỹ quan quân đội tại một số căn cứ không quân ở Diyarbakir, Sanliurfa, Hakkari và Bingol thuộc Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, sau vụ đảo chính.
Trong khi đó, ngay sau khi quyền Tổng Tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Tướng quân đội Umit Dundar, tuyên bố chính phủ đã đập tan vụ đảo chính, nhiều nước tiếp tục khẳng định hợp tác với chính quyền hợp pháp tại Ankara.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này sẵn sàng hợp tác mang tính xây dựng với ban lãnh đạo hợp pháp của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cho rằng vụ đảo chính làm gia tăng đe dọa đối với ổn định khu vực. Trong một tuyên bố, bộ trên nhấn mạnh: "Tình trạng chính trị ngày càng xấu đi (ở Thổ Nhĩ Kỳ) trong bối cảnh đang xuất hiện những mối đe dọa khủng bố ở nước này cộng với một cuộc xung đột vũ trang trong khu vực làm gia tăng đe dọa đối với ổn định quốc tế và khu vực."
Qatar, đồng mình lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, đã chúc mừng nước này đập tan vụ đảo chính. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani đã lên án mạnh mẽ vụ đảo chính và tuyên bố luôn sát cánh với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, bảo vệ tính hợp pháp của hiến pháp, bảo vệ luạt pháp, duy trì an ninh và ổn định.
Liên quan tới các cáo buộc của chính giới Ankara về vai trò của giáo sĩ Fehullah Gulen trong vụ đảo chính này, hiện đang sống lưu vong tại Mỹ, chính quyền Washington đã đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ các bằng chứng liên quan. Ngày 16-7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Mỹ sẽ hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong công tác điều tra vụ đảo chính và đề nghị Ankara chia sẻ các bằng chứng liên quan tới vị giáo sĩ này.
Trước đó, chính giới Thổ Nhĩ Kỳ cho biết những kẻ ủng hộ giáo sĩ Gulen - người đã sống lưu vong ở Mỹ trong nhiều năm - là thủ phạm đứng sau vụ đảo chính do một nhóm trong quân đội nước này tiến hành. Chính phủ cũng cáo buộc giáo sĩ Gulen đang tìm cách xây dựng một "cấu trúc song song" trong hệ thống tư pháp, giáo dục, truyền thông và quân đội như một cách nhằm lật đổ đất nước. Tuy nhiên, ông Gulen đã lên án mạnh mẽ vụ đảo chính và phủ nhận những cáo buộc dính líu đến âm mưu này.
Theo hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, thủ lĩnh cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ là Muharrem Kose, cựu Đại tá quân đội có liên hệ với phong trào tôn giáo và xã hội do giáo sĩ Gulen đứng đầu. Hồi tháng 3 vừa qua, Đại tá Kose bị sa thải do bị cáo buộc là thành viên của phong trào Gulen. Sau đó, nhân vật này muốn thành lập một tổ chức mang tên "Hội đồng Hòa bình" nhằm thay thế chính phủ hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau khi Chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan kiểm soát được tình hình trong nước, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở lại các cửa khẩu biên giới với Bulgaria sau khi những địa điểm này bị đóng trong vài giờ do xảy ra đảo chính đêm trước đó. Người phát ngôn cảnh sát biên phòng Bulgaria, bà Lora Lubenova xác nhận hoạt động giao thông hai chiều ra và vào Thổ Nhĩ Kỳ đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đã được nối lại chiều 16-7./.
Giới chính trị học Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, cuộc nổi loạn này hoàn toàn có thể dự đoán trước. Họ cho rằng, sự kiện đảo chính được chờ đợi ngay từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bị cuốn vào cuộc xung đột ở Syria và dấu hiệu rõ nhất bắt đầu từ sau vụ máy bay chiến đấu Su-24 của Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ. Theo các chuyên gia Nga, cuộc nổi loạn có thể đã nhận được sự ủng hộ của nhiều chính khách cấp cao, trong đó có cựu tổng thống và cựu thủ tướng vừa bị thay thế.
Cục Tình báo quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đích danh những kẻ tổ chức cuộc đảo chính. “Âm mưu đảo chính quân sự đã bị chặn đứng. Những kẻ tổ chức âm mưu này là Bộ tư lệnh Không quân và những tên sen đầm chính trị của đất nước”. Báo chí địa phương nói rằng có sự chia rẽ trong đội ngũ ban lãnh đạo quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc đảo chính này. Nhóm nổi loạn chỉ nhận được sự ủng hộ của một số đơn vị lục quân và không quân, trong khi đó lực lượng đặc nhiệm trực thuộc Bộ Tổng tham mưu đứng về phía chính phủ. Hầu hết các vụ tấn công nhằm vào trụ sở Quốc hội và Phủ Tổng thống. Nhóm nổi loạn đã bắt Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hulusi Akar đã bị bắt làm con tin. Hiện có 29 đại tá và 5 tướng quân đội đã bị cách chức vì có liên quan đến âm mưu đảo chính.
Phát biểu với báo chí sau khi trở về sân bay Ataturk ở Istanbul, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố chính phủ và Tổng thống đang nắm quyền kiểm soát. Một mặt Tổng thống Recep Tayyip Erdogan động viên những người ủng hộ, trấn an lực lượng quân đội, coi họ là sự đảm bảo cho an ninh của đất nước, mặt khác ông cũng tuyên bố cô lập và thề sẽ trừng trị những kẻ phản loạn. Tình hình tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã ổn định hơn. Ở trung tâm Istanbul chỉ còn lác đác các vụ nổ súng nhỏ lẻ, không vụ nổ lớn nào được ghi nhận thêm cũng như không còn tình trạng các máy bay chiến đấu quần thảo trên bầu trời. Tại thủ đô Ankara, mọi thứ dần trở lại bình thường. Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hulusi Akar cũng đã được giải cứu và đưa đến nơi an toàn.
Theo nhiều nhà quan sát, quân đội luân đóng vai trò quan trọng đối với đời sống chính trị của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Trong quá khứ đã từng có 4 lần xảy ra các cuộc đảo chính quân sự ở quốc gia này. Trong thời kỳ cầm quyền của ông Erdogan đã có nhiều âm mưu đảo chính quân sự bị chặn đứng từ sớm. Các nhà quan sát ghi nhận rằng, ông Edogan đã có nhiều nỗ lực nhằm làm giảm ảnh hưởng của giới quân nhân đối với đời sống chính trị của đất nước và tăng cường ảnh hưởng của chính phủ đối với các tướng lĩnh quân sự chủ chốt.
Ngoài ra, trong thời kỳ lãnh đạo của mình Edogan đã nhiều lần thanh lọc đội ngũ lãnh đạo quân sự cấp cao, đồng thời, thay thế những chức vụ lãnh đạo chủ chốt trong cảnh sát và các cơ quan mật vụ bằng bằng những người thân tín của mình.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế
Sau khi được hỏi về phản ứng của Nga về vụ đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết: Nga quan ngại sâu sắc về những tin tức liên quan tới tình hình tại Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời điểm hiện nay, chất lượng thông tin chưa thể giúp xác định rõ ràng về điều gì đang xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi hiện nay là bảo đảm an toàn cho các cơ quan và công dân Nga trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ."
Ngoài ra, ông Dmitry Peskov cũng cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã được các cơ quan tình báo và Bộ Ngoại giao Nga thông báo liên tục về những diễn biến mới nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nga "quan ngại sâu sắc" về tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuyên bố này được đưa ra sau khi các binh sỹ chiếm giữ những con phố ở thủ đô Ankara và thành phố Istanbul, trong khi một nhóm binh sỹ thuộc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã tiến hành một cuộc đảo chính.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, tân Thủ tướng Anh Theresa May kêu gọi ủng hộ chính phủ được bầu hợp pháp ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton cũng có quan điểm tương tự. Liên minh châu Âu kêu gọi “tất cả các bên ở Thổ Nhĩ kỳ kiềm chế và tôn trọng các cơ chế dân chủ”. Trung Quốc cũng đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ khôi phục ổn định và trật tự trong thời gian sớm nhất có thể.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 16-7 tuyên bố trật tự dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ cần phải được tôn trọng và cần phải triển khai tất cả các biện pháp để bảo đảm sự an toàn của người dân nước này.
Slovakia, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) cũng cho biết đang theo dõi những sự kiện bất ổn ở Thổ Nhĩ Kỳ với quan ngại nghiêm trọng, đồng thời nhấn mạnh sẽ phối hợp với các đối tác trong khối EU để đưa ra phản ứng thích hợp.
Trước tình hình phức tạp tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ngay lập tức chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ siết chặt các biện pháp an ninh, hạn chế đi lại, giữ liên lạc thường xuyên với cảnh sát và chính quyền địa phương, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cán bộ, nhân viên và các thành viên gia đình Đại sứ quán Việt Nam tại Ankara, cơ quan thương vụ Việt Nam tại Istabul, các đoàn cán bộ Việt Nam đang công tác tại Thổ Nhĩ Kỳ, và cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập tại nước sở tại. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng yêu cầu Cơ quan đại diện Việt Nam phải sẵn sàng các biện pháp ứng phó để bảo hộ công dân Việt Nam trong trường hợp cần thiết.
Số người thiệt mạng trong vụ đảo chính
Theo thông tin mới nhất của hãng tin Pháp AFP, số người thiệt mạng trong vụ đảo chính đã tăng lên con số 161 người và đây chưa phải là con số cuối cùng do còn có 1.440 người bị thương. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết chính phủ đã bắt giữ 2.839 binh sỹ tình nghi liên quan tới vụ đảo chính. Ông tuyên bố chính quyền đã hoàn toàn kiểm soát tình hình và vụ đảo chính là một "vết đen" đối với nền dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng ngày, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cách chức 2.745 thẩm phán. Đây là quyết định của Hội đồng thẩm phán và công tố viên tối cao (HSYK). Theo hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, 5 thành viên trong HSYK cũng bị cách chức đợt này. Các nguồn tin an ninh cho biết cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16-7 đã bắt khoảng 100 sỹ quan quân đội tại một số căn cứ không quân ở Diyarbakir, Sanliurfa, Hakkari và Bingol thuộc Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, sau vụ đảo chính.
Trong khi đó, ngay sau khi quyền Tổng Tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Tướng quân đội Umit Dundar, tuyên bố chính phủ đã đập tan vụ đảo chính, nhiều nước tiếp tục khẳng định hợp tác với chính quyền hợp pháp tại Ankara.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này sẵn sàng hợp tác mang tính xây dựng với ban lãnh đạo hợp pháp của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cho rằng vụ đảo chính làm gia tăng đe dọa đối với ổn định khu vực. Trong một tuyên bố, bộ trên nhấn mạnh: "Tình trạng chính trị ngày càng xấu đi (ở Thổ Nhĩ Kỳ) trong bối cảnh đang xuất hiện những mối đe dọa khủng bố ở nước này cộng với một cuộc xung đột vũ trang trong khu vực làm gia tăng đe dọa đối với ổn định quốc tế và khu vực."
Qatar, đồng mình lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, đã chúc mừng nước này đập tan vụ đảo chính. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani đã lên án mạnh mẽ vụ đảo chính và tuyên bố luôn sát cánh với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, bảo vệ tính hợp pháp của hiến pháp, bảo vệ luạt pháp, duy trì an ninh và ổn định.
Liên quan tới các cáo buộc của chính giới Ankara về vai trò của giáo sĩ Fehullah Gulen trong vụ đảo chính này, hiện đang sống lưu vong tại Mỹ, chính quyền Washington đã đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ các bằng chứng liên quan. Ngày 16-7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Mỹ sẽ hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong công tác điều tra vụ đảo chính và đề nghị Ankara chia sẻ các bằng chứng liên quan tới vị giáo sĩ này.
Trước đó, chính giới Thổ Nhĩ Kỳ cho biết những kẻ ủng hộ giáo sĩ Gulen - người đã sống lưu vong ở Mỹ trong nhiều năm - là thủ phạm đứng sau vụ đảo chính do một nhóm trong quân đội nước này tiến hành. Chính phủ cũng cáo buộc giáo sĩ Gulen đang tìm cách xây dựng một "cấu trúc song song" trong hệ thống tư pháp, giáo dục, truyền thông và quân đội như một cách nhằm lật đổ đất nước. Tuy nhiên, ông Gulen đã lên án mạnh mẽ vụ đảo chính và phủ nhận những cáo buộc dính líu đến âm mưu này.
Theo hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, thủ lĩnh cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ là Muharrem Kose, cựu Đại tá quân đội có liên hệ với phong trào tôn giáo và xã hội do giáo sĩ Gulen đứng đầu. Hồi tháng 3 vừa qua, Đại tá Kose bị sa thải do bị cáo buộc là thành viên của phong trào Gulen. Sau đó, nhân vật này muốn thành lập một tổ chức mang tên "Hội đồng Hòa bình" nhằm thay thế chính phủ hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau khi Chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan kiểm soát được tình hình trong nước, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở lại các cửa khẩu biên giới với Bulgaria sau khi những địa điểm này bị đóng trong vài giờ do xảy ra đảo chính đêm trước đó. Người phát ngôn cảnh sát biên phòng Bulgaria, bà Lora Lubenova xác nhận hoạt động giao thông hai chiều ra và vào Thổ Nhĩ Kỳ đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đã được nối lại chiều 16-7./.
Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long  (16/07/2016)
Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Chăm năm 2016  (16/07/2016)
Thủ tướng Việt Nam - Lào gặp nhau bên thềm Hội nghị ASEM  (15/07/2016)
Việt Nam là đối tác quan trọng của Chile ở khu vực Đông Nam Á  (15/07/2016)
Việt Nam lên án mạnh mẽ vụ tấn công bằng xe tải tại thành phố Nice  (15/07/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay