Hội nghị Cấp cao ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên hợp quốc
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản, các lãnh đạo đánh giá cao các kết quả triển khai Tuyên bố Tầm nhìn hợp tác và hữu nghị ASEAN-Nhật Bản được thông qua năm 2013 nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản.
Trong hợp tác kinh tế, Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN với kim ngạch hai chiều đạt 229 tỉ USD năm 2014; là nước đầu tư lớn thứ 2 của ASEAN với tổng vốn đầu tư đạt 23,4 tỉ USD.
Hai bên cam kết tiếp tục các nỗ lực nâng gấp đôi thương mại và đầu tư vào năm 2022, hoan nghênh các tiến độ triển khai Lộ trình hợp tác kinh tế 10 năm ASEAN-Nhật Bản. Hai bên nhất trí dành ưu tiên cho hợp tác về kết nối, hội nhập khu vực và thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy hợp tác tiểu vùng thông qua triển khai Chiến lược Tokyo 2015 về hợp tác Mekong - Nhật Bản.
Hai bên cam kết đấu tranh chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia và sẽ sớm triển khai các kế hoạch công tác liên quan; nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực về năng lượng, quản lý và giảm thiểu các nguy cơ thảm họa, y tế, công nghệ thông tin và truyền thông, giao lưu nhân dân, trao đổi sinh viên.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc, các lãnh đạo ghi nhận kết quả triển khai Kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2015 và hoan nghênh việc thông qua Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020.
Hội nghị ghi nhận tiến triển tích cực trong thương mại hai chiều ASEAN-Hàn Quốc.
Hàn Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ 5 của ASEAN kể từ năm 2010 và là nước đầu tư lớn thứ 6 vào ASEAN. Hai bên cam kết đẩy mạnh các nỗ lực hướng tới mục tiêu nâng thương mại hai chiều lên mức 200 tỉ USD vào năm 2020.
Hai bên cũng nhất trí các ưu tiên hợp tác trong thời gian tới, trong đó có giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, quản lý rừng bền vững, kết nối cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và truyền thông, giao lưu nhân dân, thu hẹp khoảng cách phát triển. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng thúc đẩy hợp tác văn hóa ASEAN-Hàn Quốc và hoan nghênh thành lập Ngôi nhà Văn hóa ASEAN tại Busan vào năm 2017 nhằm tăng cường hiểu biết văn hóa ASEAN ở Hàn Quốc.
Các nhà lãnh đạo dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc hoan nghênh việc thông qua Chương trình Nghị sự Liên hợp quốc 2030 về phát triển bền vững. Các bên cũng nhấn mạnh mối quan hệ tương hỗ giữa Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc với Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 trong việc nâng cao chất lượng của cuộc sống người dân ở Đông Nam Á, cam kết củng cố và mở rộng quan hệ ASEAN-Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở Đông Nam Á cũng như thúc đẩy cấu trúc khu vực do ASEAN giữ vai trò trung tâm.
Hội nghị lên án các cuộc tấn công khủng bố quy mô lớn diễn ra thời gian gần đây, nhấn mạnh nhu cầu tăng cường nỗ lực chung đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức và khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện. Các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh các đóng góp của Liên hợp quốc thúc đẩy kết nối ASEAN, hội nhập khu vực trong các lĩnh vực thương mại, giao thông, năng lượng, khoa học-công nghệ, giải quyết các thách thức liên quan đến bền vững môi trường, bất bình đẳng kinh tế-xã hội. Các bên nhất trí tăng cường hợp tác về lương thực, nông-lâm nghiệp, y tế, bệnh truyền nhiễm, quản lý và giảm thiểu nguy cơ thảm họa, chống ma túy, biến đổi khí hậu.
Tại các Hội nghị, các nhà lãnh đạo trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, trong đó có nhiều ý kiến nêu quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông.
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng và cam kết ủng hộ duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương; bảo đảm an ninh, tự do hàng hải và thương mại không bị cản trở ở khu vực, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; hoan nghênh cam kết giữa ASEAN và Trung Quốc về thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Việt Nam đề nghị các đối tác đóng góp nhiều hơn việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông
Phát biểu tại các Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh quan hệ giữa ASEAN với các đối tác tiếp tục phát triển thực chất và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực và đề nghị trong thời gian tới cần tiếp tục thúc đẩy trên các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, kết nối, phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, ứng phó với các thách thức như thiên tai, biến đổi khí hậu.
Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, Thủ tướng nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định là hết sức quan trọng và cần thiết trong bối cảnh nhiều thách thức đang nổi lên ngày càng gay gắt.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ tình hình phức tạp ở Biển Đông, nhất là các hoạt động bồi đắp và xây dựng quy mô lớn cùng với nguy cơ quân sự hóa ở Biển Đông, đang gây quan ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế, làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực.
Thủ tướng đề nghị các đối tác quan tâm, đóng góp nhiều hơn cho việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; ủng hộ lập trường của ASEAN thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, cùng cam kết không theo đuổi quân sự hóa ở Biển Đông nhằm xây dựng lòng tin, giảm căng thẳng và ngăn ngừa xung đột; nghiêm túc thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố DOC và sớm hình thành Bộ quy tắc COC có giá trị ràng buộc về pháp lý.
*Cùng ngày, buổi lễ thông qua Tuyên bố về đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) nhằm đẩy mạnh các nỗ lực của các bên trong đàm phán RCEP đã được tổ chức.
Chiều tối ngày 22-11, đã diễn ra Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27, và Lễ chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN cho CHDCND Lào trong năm 2016./.
Vì một cộng đồng ASEAN gắn kết và cường thịnh  (22/11/2015)
ASEAN-New Zealand trở thành đối tác chiến lược  (22/11/2015)
Tổng thống Mỹ sẽ đón tiếp các lãnh đạo ASEAN vào năm 2016  (22/11/2015)
Biển Đông: Thế giới đang theo dõi liệu Trung Quốc có giữ lời?  (22/11/2015)
Tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức  (22/11/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển