Khai thác các thế mạnh và tiềm năng hợp tác Việt Nam - CH Iceland
Iceland là quốc gia nằm ở khu vực Bắc Âu với dân số khoảng 329.100 người tính vào thời điểm tháng 1 năm 2015 nhưng có mức thu nhập bình quân đầu người đạt 51.262 USD.
Theo mô hình kinh tế Scandinavia (Bắc Âu) với nền kinh tế thị trường xã hội kết hợp các nguyên tắc cấu trúc của nền kinh tế thị trường tự do hóa, trong những năm gần đây, nền kinh tế của Iceland chuyển đổi mạnh sang lĩnh vực công nghiệp lắp ráp và dịch vụ, phát triển phần mềm, công nghệ sinh học và dịch vụ ngân hàng.
Nằm giữa Đại Tây Dương, gần đường cung Bắc cực, đánh bắt và chế biến cá là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Iceland, đóng góp hơn 12% GDP. Iceland có đội tàu đánh cá hiện đại bậc nhất thế giới, hàng năm đánh bắt trên 1,5 triệu tấn cá các loại.
Công nghiệp luyện nhôm là ngành công nghiệp sử dụng năng lượng quan trọng nhất tại Iceland. Công nghiệp sản xuất trang thiết bị cho tàu thủy và công nghiệp chế biến cá cũng phát triển.
Ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước, các thiết bị tàu đánh cá do Iceland sản xuất được xuất khẩu rộng rãi trên thị trường thế giới, bao gồm tàu đánh cá có lưới kéo.
Ngành thủy điện và địa nhiệt điện cũng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Iceland. Giàu tiềm năng về thủy điện và địa nhiệt điện từ các mỏ nước nóng, Iceland hiện đứng thứ 5 trên thế giới về sử dụng điện tính theo đầu người.
Iceland đã tự cung tự cấp tới 80% nguồn năng lượng quốc gia. Công nghiệp địa nhiệt cung cấp khoảng 90% sản lượng điện và 100% nhiệt sưởi ấm. Iceland phấn đấu trở thành quốc gia không phụ thuộc vào năng lượng tự nhiên như: dầu mỏ, khí đốt mà chỉ sử dụng năng lượng tái chế muộn nhất vào năm 2050.
Đất nước Iceland rộng 103.000 km2, diện tích đất có thể trồng trọt được chiếm 19% diện tích cả nước nhưng diện tích được canh tác chỉ chiếm 1% diện tích cả nước, chủ yếu trồng cỏ và chăn nuôi.
Do khí hậu thất thường chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu nóng ở vùng ven biển Tây Nam và băng hà ở Bắc cực nên hằng năm Iceland chỉ canh tác được từ 4-5 tháng. Lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 4,8%.
Việt Nam và Iceland thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Hai nước duy trì mối quan hệ song phương tích cực. Trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước có: Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Iceland tháng 6-1995; Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Iceland tháng 9-2002; Thủ tướng Iceland thăm Việt Nam tháng 4-2002. Mới đây nhất, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm Iceland vào tháng 9-2011.
Hiện nay, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Iceland vẫn còn ở mức thấp, kim ngạch buôn bán giữa hai nước còn rất khiêm tốn. Năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 6 triệu USD và kim ngạch 6 tháng đầu năm 2015 đạt 9 triệu USD. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Iceland các mặt hàng chủ lực như: gỗ, dệt may, rau quả... Trong khí đó, Iceland chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu hải sản và một số máy móc sang Việt Nam.
Chưa có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, hiện Iceland đã thông qua chương trình hợp tác với Việt Nam về thủy sản, trong đó có việc nhận cán bộ Việt Nam sang học tập tại trường thủy sản của Liên hợp quốc tại Iceland, cử chuyên gia sang Việt Nam tổ chức hội thảo, mở lớp tập huấn...
Hai nước đã ký “Hiệp định tránh đánh thuế hai lần," “Tuyên bố các lợi ích tương hỗ trong việc tạo thuận lợi cho thương mại giữa Việt Nam và Iceland,” Hiệp định khuyến khích và Bảo hộ đầu tư; Hiệp định vận tải hàng không.
Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam tại Iceland có khoảng 1.000 người, phần lớn sống tại thủ đô Reykjavik, có cuộc sống và việc làm ổn định, tôn trọng pháp luật và hội nhập khá tốt.
Đa số kiều bào làm nghề buôn bán nhỏ, mở hàng ăn... Một số người Việt thế hệ thứ hai có trình độ đại học và trên đại học, có việc làm ổn định và đời sống khá giả. Bà con vẫn theo dõi tình hình trong nước và phấn khởi về thành tựu đổi mới, về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Ólafur Ragnar Grímsson nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác, khai thác các thế mạnh và tiềm năng hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học-công nghệ, giáo dục... tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tìm hiểu và tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư; thúc đẩy sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA); tăng cường hợp tác giữa hai nước trên các diễn đàn quốc tế mà hai nước là thành viên; đồng thời trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm./.
Lãnh đạo Hàn-Trung-Nhật cam kết sớm nối lại đàm phán sáu bên  (01/11/2015)
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVI  (01/11/2015)
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVI  (01/11/2015)
TP. Lào Cai đón nhận danh hiệu Anh hùng  (01/11/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên