Đồng thuận việc bổ sung quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân
Phóng viên (PV): Thưa Bộ trưởng, một số cán bộ, chuyên gia có hỏi, họ đã tham gia đóng góp ý kiến cụ thể về nhiều nội dung trong Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) lần này, vậy Bộ trưởng có thể cho biết khái quát kết quả đợt lấy ý kiến này như thế nào?
Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Trước hết phải khẳng định rằng việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Bộ luật hình sự (sửa đổi) đã được các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức Trung ương và Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cách nghiêm túc, theo đúng tinh thần Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Kế hoạch của Chính phủ. Bộ Tư pháp đã nhận được tổng số 119 báo cáo của 30 bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 20 cơ quan, tổ chức khác, qua các báo cáo này thì có khoảng 07 triệu lượt ý kiến của nhân dân tham gia góp ý. Ý kiến của nhân dân rất đa dạng, tham gia đối với hầu hết các quy định của dự thảo Bộ luật, trong đó tập trung vào 8 vấn đề trọng tâm mà Chính phủ xin ý kiến nhân dân. Trong đó có 7/8 vấn đề đã được đa số ý kiến nhân dân ủng hộ theo phương án của Chính phủ và Quốc hội đề nghị. Có 5 vấn đề được đa số tuyệt đối ủng hộ như cần quy định rõ các tội mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự; thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng những tội danh cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế.... Đặc biệt là bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân được 92% ý kiến tán thành. Hai vấn đề khác tuy không đạt trên 75% ý kiến ủng hộ, nhưng thấp nhất là bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội phạm cũng đạt được 63%.
PV: Vậy trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là vấn đề hoàn toàn mới đối với nước ta, nhưng lại đạt được tỷ lệ người dân đồng tình cao nhất (92%). Bộ trưởng có thể giải thích là tại sao chúng ta lại đưa vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào Bộ luật hình sự và vào việc sửa đổi Bộ luật lần này thì có phù hợp không?
Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Việc bổ sung quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân, thực ra là đối với doanh nghiệp, vào Bộ luật hình sự (sửa đổi) lần này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể khái quát 3 lý do chính như sau: Thứ nhất, thực tiễn vừa qua cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp có chiều hướng gia tăng, có vụ việc hết sức nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận, trong khi cơ chế xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại dân sự đã tỏ ra rất bất cập, kém hiệu quả, tính răn đe, phòng ngừa không cao và không bảo đảm được quyền lợi của người bị thiệt hại. Thứ hai, bảo đảm sự chính xác, không bỏ lọt tội phạm và sự công bằng trong xử lý hành vi tội phạm. Thực tế, nhiều quyết định quan trọng, trong đó có quyết định dẫn đến hành vi phạm tội, do tập thể do Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc Đại hội cổ đông thông qua; nếu chỉ quy trách nhiệm hình sự cho cá nhân thì sẽ không chính xác, bỏ lọt tội phạm. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, cũng sẽ là không công bằng khi cùng một vi phạm tương tự như nhau, nếu doanh nghiệp Việt Nam thực hiện ở nước khác thì có thể bị xử lý hình sự, trong khi đó nếu doanh nghiệp nước ngoài thực hiện ở Việt Nam thì chỉ bị xử phạt hành chính. Thứ ba, đây là nghĩa vụ bắt buộc theo một số Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia như về phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tham nhũng, rửa tiền, buôn bán người, khủng bố. Việc bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại thời điểm hiện nay là phù hợp, bởi lẽ chúng ta đã có thời gian khá dài từ năm 1999 nghiên cứu vấn đề lý luận, thực tiễn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân cũng như kinh nghiệm của các nước về vấn đề này. Ban cán sự Đảng Chính phủ đã có Đề án báo cáo Bộ Chính trị, trong điều kiện nước ta đang chuyển đổi hẳn sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tham gia thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), thì việc quy định trách nhiệm hình sự đối với doanh nghiệp sẽ góp phần bảo vệ nền kinh tế phát triển đúng hướng, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tuân thủ đúng pháp luật. Nhìn ra thế giới, hiện nay có tới 119 nước quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, trong đó có thể kể đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và 6 nước ASEAN (Xin-ga-po, Ma-lai-xia, Thái Lan, Phi-li-pin, In-do-ne-xia và Căm-pu-chia).
PV: Một cán bộ công tác trong ngành luật lâu năm có hỏi: “Tôi nhận thấy dự thảo Bộ luật hình sự lần này thể hiện rõ tính nhân đạo trong đổi mới chính sách hình sự của nước ta. Vậy Bộ trưởng có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này?”
Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Đúng là, nếu được Quốc hội thông qua thì lần này có rất nhiều đổi mới trong chính sách hình sự của Nhà nước ta theo quan điểm đề cao tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội đã được đề ra tại Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp và cũng là để góp phần bảo đảm thực thi đầy đủ quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Quan điểm này được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ dự thảo Bộ luật, từ các quy định của phần chung tới các quy định về phần các tội phạm cụ thể, chẳng hạn về các tội phạm cụ thể: Thứ nhất, thu hẹp phạm vi trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, theo đó, các em chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 22 tội danh được quy định rõ trong Bộ luật, đồng thời không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội; bổ sung biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Thứ hai, thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù, mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ, theo đó có tới gần 1/3 số tội (109/329) có quy định hình phạt chính là phạt tiền, cải tạo không giam giữ. Trong đó, phạt tiền đối với tội ít nghiêm trọng tăng 33 tội so với quy định hiện hành. Thứ ba, hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng bỏ hình phạt tử hình đối với 7/22 tội; bổ sung quy định không áp dụng và không thi hành án tử hình đối với người bị kết án từ 75 tuổi trở lên... Điều này phù hợp với quy định mới, rất nhân văn của Hiến pháp mới, theo đó “mọi người đều có quyền sống.
PV: Thưa Bộ trưởng, một khán giả ở khu vực miền Nam có hỏi: “Có những hành vi phải trừng trị nặng hơn. Ví dụ với tình hình tội phạm tham nhũng, chức vụ hiện nay, Bộ luật hình sự sửa đổi lần này có hình phạt xử lý nghiêm khắc hơn so với Bộ luật hiện hành hay không?”
Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Tất nhiên, dự thảo Bộ luật cũng có những quy định nghiêm khắc hơn, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đấu tranh phòng chống một số loại tội phạm đang được coi là giặc nội xâm trong xã hội ta như tội phạm về chức vụ, tội phạm tham nhũng. Chẳng hạn, Dự thảo Bộ luật bổ sung nguyên tắc xử lý là người giữ chức vụ có quyền hạn càng cao thì xử phạt càng nặng; mở rộng phạm vi xử lý đối với tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ ra cả khu vực ngoài nhà nước; bổ sung quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm tham nhũng; bổ sung quy định pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ,...
PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông”  (25/10/2015)
Ấn Độ nỗ lực cạnh tranh chỗ đứng của Trung Quốc ở Lục địa đen  (25/10/2015)
Xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam  (25/10/2015)
Danh sách 54 đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020  (25/10/2015)
Danh sách 54 đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020  (25/10/2015)
Nối đường Võ Văn Kiệt vào tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Trung Lương  (25/10/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển