Thành lập Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam vùng Hokuriku
Ngày 14-10, tại thành phố Toyama, Nhật Bản đã diễn ra lễ ra mắt Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam vùng Hokuriku với sự tham gia chứng kiến của Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường và Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka Trần Đức Bình.
Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam vùng Hokuriku được thành lập với mục tiêu góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, giao lưu và hợp tác giữa vùng Hokuriku và Nhật Bản với Việt Nam, thông qua các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác về khoa học - công nghệ, trao đổi văn hóa, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực...
Tham gia Hội Hữu nghị là các doanh nghiệp, chính khách, học giả và người dân Nhật Bản, trong đó nòng cốt là các doanh nghiệp vùng Hokuriku hiện đang đầu tư và quan tâm đến kinh doanh tại Việt Nam.
Phát biểu tại lễ ra mắt, Chủ tịch Hội Matsumura Yoshiaki bày tỏ tình cảm sâu sắc với Việt Nam và cảm ơn Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka đã nhiệt tình hỗ trợ việc thành lập Hội. Ông khẳng định sẽ nỗ lực cùng Tổng Lãnh sự quán đưa Hội Hữu nghị vùng Hokuriku phát triển và đóng góp tích cực cho quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường chúc mừng Hội Hữu nghị vùng Hokuriku được thành lập, khẳng định Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka sẽ tích cực hỗ trợ và hợp tác với Hội, bày tỏ tin tưởng Hội và các hội viên sẽ có nhiều hoạt động tích cực và có ý nghĩa, đóng góp vào việc phát triển và tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và giao lưu kinh tế giữa vùng Hokuriku với các địa phương của Việt Nam nói riêng, giữa Nhật Bản và Việt Nam nói chung.
Nhân dịp này, ông Sakurai Morio, Thị trưởng thành phố Oyabe thuộc tỉnh Toyama và là thành viên Hội Hữu nghị thông báo kế hoạch tổ chức một đoàn 15 thành viên, trong đó có nhiều sinh viên nông nghiệp do ông dẫn đầu đi thăm, tìm hiểu và giao lưu tại tỉnh Thanh Hóa vào giữa tháng 11-2015. Ông cho biết đây là hoạt động thiết thực đầu tiên của Hội Hữu nghị vùng Hokuriku và trong thời gian Hội tới sẽ tiếp tục các hoạt động giao lưu tương tự với Việt Nam.
Vùng Hokuriku nằm ở phía Tây Bắc, giáp Biển Nhật Bản, gồm các tỉnh Toyama, Ishikawa và Fukui, có nhiều truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời và nhiều thế mạnh về công nghiệp chế tạo, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo và các loại dược liệu./.
Đồng chí Lê Hồng Anh dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh  (14/10/2015)
Việt kiều tại Lào đóng góp ý kiến cho Dự thảo Văn kiện Đại hội XII  (14/10/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp đoàn doanh nghiệp Nhật Bản  (14/10/2015)
Tiếp tục kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng - an ninh  (14/10/2015)
Thủ tướng dự Đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ II  (14/10/2015)
Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI  (14/10/2015)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay