Ngoại giao đoàn hỗ trợ Bắc Trung Bộ đầu tư cơ sở hạ tầng
22:50, ngày 29-05-2015
Ngày 29-5, tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An), Chương trình “Gặp gỡ địa phương - Ngoại giao đoàn năm 2015" tại vùng Bắc Trung Bộ đã khai mạc, với sự góp mặt của hơn 50 đại sứ, đại biện, trưởng đại diện và nhiều nhà ngoại giao của 33 quốc gia và tổ chức UNESCO; lãnh đạo sáu tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn nhấn mạnh Chương trình “Gặp gỡ địa phương - Ngoại giao đoàn” là một trong những sáng kiến và nỗ lực của Bộ Ngoại giao nhằm kết nối Ngoại giao đoàn với các địa phương trong nước, tạo điều kiện cho các địa phương quảng bá tiềm năng, thế mạnh và thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, góp phần thiết thực trong quá trình địa phương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện.
Ông El Houcine Fardani, Đại sứ Maroc - Trưởng đoàn Ngoại giao, khẳng định những năm qua, các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế xã hội, đặc biệt trong xóa đói giảm nghèo. Để phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của vùng, các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam sẽ ủng hộ Chính phủ Việt Nam và các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế xã hội, sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm phát triển của các nước, đẩy mạnh kết nối cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ nguồn lực cho các địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ dân sinh, nhằm phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ.
Ngay trong sáng 29-5, các chủ đề gắn chặt với thực tiễn phát triển của vùng như “Tiềm năng liên kết kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và nâng cao sức cạnh tranh của vùng” và “Phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao và nâng cao chuỗi giá trị nông sản” là hai trong bốn nội dung được các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp sáu tỉnh Bắc Trung Bộ và các bạn quốc tế mang ra thảo luận, trao đổi về tiềm năng, thế mạnh, kinh nghiệm phát triển và cơ hội hợp tác.
Các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp để các địa phương trong vùng đạt mục tiêu phát triển bền vững như tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, tạo môi trường thuận lợi để các địa phương đều có cơ hội phát huy cao nhất các thế mạnh của mình, có sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển; thứ nữa là sự phối hợp, ưu tiên vốn đầu tư các công trình giao thông liên vùng như hoàn thành dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, đường cao tốc, đường ven biển. Đặc biệt, các địa phương trong vùng liên kết trong phát triển du lịch, dịch vụ, hình thành các chuỗi sự kiện, chuỗi sản phẩm du lịch đặc trưng của từng tỉnh và cho cả vùng.
Bên cạnh đó, các tỉnh Bắc Trung Bộ cần liên kết đào tạo nhân lực có trình độ cao, có khả năng sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm sáu tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đến năm 2020 được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 9-7-2013.
Bắc Trung Bộ có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi, giàu tiềm năng phát triển với một số trung tâm đang có các ngành công nghiệp phát triển năng động như Vinh, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế. Cùng với cả nước, các địa phương vùng Bắc Trung Bộ đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và có nhu cầu mở rộng hợp tác quốc tế ngày càng lớn trên mọi lĩnh vực./.
Ông El Houcine Fardani, Đại sứ Maroc - Trưởng đoàn Ngoại giao, khẳng định những năm qua, các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế xã hội, đặc biệt trong xóa đói giảm nghèo. Để phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của vùng, các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam sẽ ủng hộ Chính phủ Việt Nam và các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế xã hội, sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm phát triển của các nước, đẩy mạnh kết nối cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ nguồn lực cho các địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ dân sinh, nhằm phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ.
Ngay trong sáng 29-5, các chủ đề gắn chặt với thực tiễn phát triển của vùng như “Tiềm năng liên kết kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và nâng cao sức cạnh tranh của vùng” và “Phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao và nâng cao chuỗi giá trị nông sản” là hai trong bốn nội dung được các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp sáu tỉnh Bắc Trung Bộ và các bạn quốc tế mang ra thảo luận, trao đổi về tiềm năng, thế mạnh, kinh nghiệm phát triển và cơ hội hợp tác.
Các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp để các địa phương trong vùng đạt mục tiêu phát triển bền vững như tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, tạo môi trường thuận lợi để các địa phương đều có cơ hội phát huy cao nhất các thế mạnh của mình, có sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển; thứ nữa là sự phối hợp, ưu tiên vốn đầu tư các công trình giao thông liên vùng như hoàn thành dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, đường cao tốc, đường ven biển. Đặc biệt, các địa phương trong vùng liên kết trong phát triển du lịch, dịch vụ, hình thành các chuỗi sự kiện, chuỗi sản phẩm du lịch đặc trưng của từng tỉnh và cho cả vùng.
Bên cạnh đó, các tỉnh Bắc Trung Bộ cần liên kết đào tạo nhân lực có trình độ cao, có khả năng sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm sáu tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đến năm 2020 được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 9-7-2013.
Bắc Trung Bộ có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi, giàu tiềm năng phát triển với một số trung tâm đang có các ngành công nghiệp phát triển năng động như Vinh, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế. Cùng với cả nước, các địa phương vùng Bắc Trung Bộ đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và có nhu cầu mở rộng hợp tác quốc tế ngày càng lớn trên mọi lĩnh vực./.
Kho bạc Nhà nước đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì  (29/05/2015)
Thời cơ của chiến thắng 30-4-1975 và bài học cho hôm nay  (29/05/2015)
Thời cơ của chiến thắng 30-4-1975 và bài học cho hôm nay  (29/05/2015)
Báo chí Nga quan tâm thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam  (29/05/2015)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Cuba  (29/05/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay