Dư luận đồng tình “không để lợi ích nhóm chi phối báo chí”
16:51, ngày 13-01-2015
Dư luận đồng tình với đề án Quy hoạch báo chí đến năm 2025, được thảo luận tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa XI.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa XI bế mạc hôm 12-01-2015 tại Hà Nội, đề án Quy hoạch báo chí đến năm 2025 đã được thảo luận. Trong đó Trung ương nhấn mạnh, việc phát triển báo chí phải đi đôi với quản lý tốt, nâng cao năng lực, hiệu lực, xây dựng nền báo chí cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại. Trung ương một lần nữa khẳng định: không để tư nhân sở hữu báo chí, không để lợi ích nhóm chi phối báo chí, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí. Những nội dung này đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của dư luận nhân dân.
Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 chỉ rõ: Phát triển báo chí theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân; Khuyến khích cơ quan báo chí tăng cường huy động nguồn lực phát triển trên cơ sở đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, không chạy theo lợi nhuận thuần túy, không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí; Kết hợp chặt chẽ các loại hình báo chí, đồng thời phát huy lợi thế của các phương tiện, dịch vụ trên mạng internet nhằm chủ động cung cấp thông tin chính thống có định hướng, tăng diện bao phủ trong nước và quốc tế; hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng…
Nhà báo Hữu Thọ - nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương cho rằng, quy hoạch phát triển và quản lý báo chí lúc này là rất cần thiết. Với việc Trung ương thảo luận về đề án Quy hoạch báo chí, nhà báo Hữu Thọ tin tưởng chắc chắn rằng, báo chí sẽ phát triển theo hướng cách mạng, lành mạnh, góp phần đắc lực cho công cuộc phát triển đất nước.
Nhà báo Hữu Thọ cho biết: “Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương bàn về quy hoạch báo chí. Sự phát triển của báo chí nhanh chưa từng có về số lượng, nội dung. Bên cạnh đa phương tiện, đói thông tin cũng khổ, nhiễu thông tin cũng khổ. Nhiễu thông tin rất nguy hiểm, ảnh hưởng an ninh xã hội. Nên quy hoạch báo chí ở nước ta bao nhiêu là vừa? Trên thực tế có quá nhiều số báo, đặc biệt là số báo phụ và báo điện tử. Cho nên quy hoạch báo chí và quan điểm lớn nhất của báo chí là phát triển đi đôi với quản lý”.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Thị Cẩm Hà, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam mong muốn, việc chủ động cung cấp thông tin chính thống cho báo chí sẽ góp phần rất quan trọng trong định hướng dư luận: “Theo dõi thông tin ngoài báo chính thống thì đôi lúc đưa thông tin chưa hoàn toàn xác thực. Báo mạng hiện nay là vấn đề cần giải quyết, cần có chế tài nhất định, đôi lúc thông tin không chuẩn; thích viết gì thì viết, toàn đưa những tít giật gân, đôi lúc ảnh hưởng đến chính trị vì không thật, khi đã không thật thì không có hiệu quả đối với tiến trình phát triển của Việt Nam. Bên cạnh đó, báo chí ít viết về người tốt, việc tốt, bởi người Việt Nam còn nhiều người tốt, có đạo đức rất tốt, không cần viết cao xa, viết như thế nào là tình người, tình thật trong xã hội như thế mới tốt”.
Với những quan điểm rõ ràng về quy hoạch báo chí đến năm 2025, bà Tạ Thị Hải, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí. Bà cũng mong muốn, phát triển báo chí phải đi đôi với quản lý báo chí: “Việc ban hành đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí là rất cần thiết và đúng đắn, có ý nghĩa định hướng cho người dân chúng tôi. Thời gian gần đây trên mạng rất là nhiều nguồn tin khác nhau làm làm người dân rất hoang mang, do đó cần có sự định hướng và có quy hoạch rõ ràng, tránh báo chí tư nhân hoặc vì lợi ích nhóm chi phối công tác báo chí. Tôi thấy đây là một chủ trương rất đúng, người dân chúng tôi hoàn toàn ủng hộ”.
Theo đề án Quy hoạch báo chí đến năm 2025, Nhà nước sẽ xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt có vai trò định hướng thông tin báo chí, thông tin Internet, khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý, xa rời tôn chỉ, mục đích , thông tin sai sự thật./.
Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 chỉ rõ: Phát triển báo chí theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân; Khuyến khích cơ quan báo chí tăng cường huy động nguồn lực phát triển trên cơ sở đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, không chạy theo lợi nhuận thuần túy, không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí; Kết hợp chặt chẽ các loại hình báo chí, đồng thời phát huy lợi thế của các phương tiện, dịch vụ trên mạng internet nhằm chủ động cung cấp thông tin chính thống có định hướng, tăng diện bao phủ trong nước và quốc tế; hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng…
Nhà báo Hữu Thọ - nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương cho rằng, quy hoạch phát triển và quản lý báo chí lúc này là rất cần thiết. Với việc Trung ương thảo luận về đề án Quy hoạch báo chí, nhà báo Hữu Thọ tin tưởng chắc chắn rằng, báo chí sẽ phát triển theo hướng cách mạng, lành mạnh, góp phần đắc lực cho công cuộc phát triển đất nước.
Nhà báo Hữu Thọ cho biết: “Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương bàn về quy hoạch báo chí. Sự phát triển của báo chí nhanh chưa từng có về số lượng, nội dung. Bên cạnh đa phương tiện, đói thông tin cũng khổ, nhiễu thông tin cũng khổ. Nhiễu thông tin rất nguy hiểm, ảnh hưởng an ninh xã hội. Nên quy hoạch báo chí ở nước ta bao nhiêu là vừa? Trên thực tế có quá nhiều số báo, đặc biệt là số báo phụ và báo điện tử. Cho nên quy hoạch báo chí và quan điểm lớn nhất của báo chí là phát triển đi đôi với quản lý”.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Thị Cẩm Hà, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam mong muốn, việc chủ động cung cấp thông tin chính thống cho báo chí sẽ góp phần rất quan trọng trong định hướng dư luận: “Theo dõi thông tin ngoài báo chính thống thì đôi lúc đưa thông tin chưa hoàn toàn xác thực. Báo mạng hiện nay là vấn đề cần giải quyết, cần có chế tài nhất định, đôi lúc thông tin không chuẩn; thích viết gì thì viết, toàn đưa những tít giật gân, đôi lúc ảnh hưởng đến chính trị vì không thật, khi đã không thật thì không có hiệu quả đối với tiến trình phát triển của Việt Nam. Bên cạnh đó, báo chí ít viết về người tốt, việc tốt, bởi người Việt Nam còn nhiều người tốt, có đạo đức rất tốt, không cần viết cao xa, viết như thế nào là tình người, tình thật trong xã hội như thế mới tốt”.
Với những quan điểm rõ ràng về quy hoạch báo chí đến năm 2025, bà Tạ Thị Hải, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí. Bà cũng mong muốn, phát triển báo chí phải đi đôi với quản lý báo chí: “Việc ban hành đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí là rất cần thiết và đúng đắn, có ý nghĩa định hướng cho người dân chúng tôi. Thời gian gần đây trên mạng rất là nhiều nguồn tin khác nhau làm làm người dân rất hoang mang, do đó cần có sự định hướng và có quy hoạch rõ ràng, tránh báo chí tư nhân hoặc vì lợi ích nhóm chi phối công tác báo chí. Tôi thấy đây là một chủ trương rất đúng, người dân chúng tôi hoàn toàn ủng hộ”.
Theo đề án Quy hoạch báo chí đến năm 2025, Nhà nước sẽ xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt có vai trò định hướng thông tin báo chí, thông tin Internet, khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý, xa rời tôn chỉ, mục đích , thông tin sai sự thật./.
Giảm từ 5% - 10% số vụ, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông tại tất cả các địa phương  (13/01/2015)
Việt Nam - Italy thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính  (13/01/2015)
Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực  (13/01/2015)
Việt Nam xếp ở vị trí 76/108 về tỷ lệ nữ giới quản lý doanh nghiệp  (13/01/2015)
Kinh tế ASEAN tiếp tục tăng trưởng nhanh  (13/01/2015)
Chúc mừng nhân 95 năm Đản sinh Đức Huỳnh giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo  (13/01/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên