Đoàn kết - dân chủ - đổi mới - phát triển
Tham dự Đại hội, có 1.006 đại biểu chính thức, trong đó: 346 đại biểu là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII; 538 đại biểu do đại hội mặt trận các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức thành viên cử ra; 122 đại biểu do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII chỉ định. Cơ cấu đại biểu chính thức theo một số tiêu chí: 29,2% đại biểu là nữ; 48,3% đại biểu không phải đảng viên; 30,6% đại biểu là người dân tộc thiểu số; đại biểu tôn giáo chiếm 17,1%; doanh nghiệp chiếm 11,4%; đại biểu có trình độ đại học và trên đại học là 80,1%; đại biểu cao tuổi chiếm 12,8% (người cao tuổi nhất là 97 tuổi); đại biểu ít tuổi (dưới 30 tuổi) chiếm 4,8% (người ít tuổi nhất là 18 tuổi)… Có khoảng gần 300 đại biểu khách mời trong nước và quốc tế.
Văn kiện, điều lệ của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII tập trung vào nhiệm vụ mới của Mặt trận là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Nhân sự Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII sẽ tăng thêm các cá nhân tiêu biểu của giai cấp công nhân, nông dân; thành phần tiểu thương; đại diện cho các huyện đảo. Đặc biệt, sẽ mời ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII.
Với mục tiêu “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới vì dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”, phương hướng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam những năm tới là: tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố tổ chức và hoạt động, đồng thời đổi mới và nâng cao chất lượng mọi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; làm tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; thực hiện giám sát và phản biện xã hội; tích cực, chủ động, sáng tạo, tập hợp ngày càng rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững kỷ cương và ổn định xã hội, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc (16/09/2014)
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam