Tổng thống Ấn Độ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Cùng tham gia đoàn có ngài Dharmendra Pradhan, Quốc vụ khanh Dầu khí và Khí đốt; các nghị sỹ Quốc hội: Mohan; Parvez Verma, K.C Venugopal, Supriya Sule, Batuhari Metap, Ponnusamy Venugopal; Thư ký Tổng thống Omita Paul; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Anil Wadhwa; Preeti Saran Đại sứ Ấn Độ.
Tổng thống Pranab Mukherjee sinh ngày 11-12-1935, tại Mirati, quận Birbhum, Bang Tây Bengal, Ấn Độ, là thạc sỹ lịch sử, thạc sỹ khoa học chính trị tại Đại học Suri Calcutta, từng tham gia Quân đội, là đảng viên Đảng Quốc Đại.
Ông từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngân khố và Ngân hàng; Bộ trưởng Thương mại; Bộ trưởng Thép và Mỏ; Bộ trưởng Tài chính; Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng, là lãnh tụ Quốc đại tại Thượng viện, Hạ viện Ấn Độ.
Trả lời phỏng vấn TTXVN trước thềm chuyến thăm, Tổng thống Mukherjee khẳng định: Việt Nam là một trụ cột rất quan trọng trong chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ. Việt Nam là một đối tác chiến lược của Ấn Độ trong ASEAN cũng như trong khu vực rộng lớn hơn. Chúng tôi đánh giá cao sự ủng hộ của Việt Nam đối với Ấn Độ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Mối quan hệ hữu nghị truyền thống
Câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ năm 1980 rằng quan hệ Ấn Độ-Việt Nam “trong sáng như bầu trời không một gợn mây,” ngày nay vẫn được các thế hệ lãnh đạo hai nước nhắc lại như một câu châm ngôn khi nói đến mối tình keo sơn, ngày càng phát triển giữa hai dân tộc.
Gần đây nhất, khi phát biểu tại cuộc hội thảo bàn tròn nhân kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chiến ở Việt Nam, do Đại sứ quán Việt Nam cùng Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ (IDSA) phối hợp tổ chức tại New Delhi, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Anil Wadhwa lại một lần nữa nhắc tới câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và khẳng định Ấn Độ và Việt Nam có truyền thống quan hệ gần gũi lâu đời; quan hệ hai nước đang ở thời điểm phát triển mạnh mẽ; các mối quan hệ lịch sử cùng với sự hội tụ về lợi ích chiến lược và an ninh đang mở rộng, làm sâu sắc các mối quan hệ kinh tế và văn hóa giữa hai nước.
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam có từ khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, khi đoàn thuyền buôn đầu tiên của Ấn Độ tới đất Việt Nam và sinh cơ lập nghiệp tại đó. Sự liên kết giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ thành mối quan hệ hữu nghị truyền thống, trải qua những thử thách của thời gian.
Nền móng vững chắc của mối quan hệ Ấn Độ-Việt Nam trong thời hiện đại, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawahar Lal Nehru tạo dựng, đã được các thế hệ lãnh đạo hai bên dày công vun đắp. Cả hai dân tộc luôn bên cạnh nhau một cách tự nhiên trong hoàn cảnh thuận lợi, cũng như lúc khó khăn. Cho dù bất cứ đảng nào nắm quyền lãnh đạo tại Ấn Độ, quan hệ Ấn Độ-Việt Nam vẫn liên tục phát triển và không hề gợn sóng.
Từ khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2007, quan hệ hai nước càng phát triển về bề rộng lẫn chiều sâu, vươn ra những hướng mới, thể hiện sự hội tụ lợi ích chiến lược ngày càng tăng. Các chuyến thăm cấp cao đã trở nên thường xuyên, với hầu hết các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã tới thăm Ấn Độ và các nhà lãnh đạo cấp cao Ấn Độ đã tới thăm Việt Nam trong những năm qua.
Sau khi lên nắm ngọn cờ lãnh đạo hồi tháng Năm vừa qua, Chính phủ của đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP), do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu, không những kế thừa mà còn thúc đẩy chính sách “Hướng Đông” được triển khai từ năm 1991 của Ấn Độ và coi Việt Nam như một “trụ cột” trong chính sách này.
Hợp tác kinh tế - điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
Quan hệ Ấn Độ-Việt Nam phát triển đồng đều, xoay quanh 5 trụ cột chính gồm hợp tác chính trị, kinh tế, an ninh-quốc phòng, khoa học-công nghệ và văn hóa-giáo dục. Hợp tác kinh tế đã trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện này.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Tân, kim ngạch thương mại song phương ước tính sẽ đạt 8 tỷ USD trong năm nay so với mức 3,4 tỷ USD của năm 2010; hai bên đang hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2015 và 15 tỷ USD vào năm 2020.
Việt Nam thu hút nhiều công ty Ấn Độ, với 68 dự án đầu tư trị giá khoảng 1 tỷ USD đã đi vào hoạt động. Đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam bao gồm nhiều lĩnh vực; trong đó có thăm dò dầu khí, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất đường, hóa chất nông nghiệp, công nghệ thông tin (IT) và chế biến nông sản. Các công ty Việt Nam cũng đang tăng cường hoạt động kinh doanh tại Ấn Độ, với ba dự án đầu tư có tổng số vốn 23,6 triệu USD.
Thời gian gần đây, IT đã nổi lên thành một điểm tựa quan trọng của quan hệ đối tác dựa trên tri thức giữa hai nước. Với thế mạnh về các ngành công nghiệp tri thức, Ấn Độ đã đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam thành lập các cơ quan xây dựng năng lực; trong đó có các Trung tâm đào tạo công nghệ thông tin, trung tâm giảng dạy tiếng Anh và các viện phát triển doanh nghiệp.
Với sự trợ giúp của Ấn Độ, Việt Nam đã thành lập Viện nghiên cứu về lúa gạo, tạo điều kiện cho nước này trở thành nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Ấn Độ đã cấp hàng trăm học bổng cho sinh viên Việt Nam theo chương trình Hợp tác kinh tế và công nghệ Ấn Độ (ITEC) hàng năm.
Hai nước đã thiết lập cơ chế Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Quốc phòng. Trong vài năm qua, quan hệ hợp tác quốc phòng đã được tăng cường và phát triển. Hai bên hiện đang tăng cường đối thoại chiến lược và các cuộc tập trận hải quân chung để mở rộng phạm vi hợp tác về an ninh hàng hải.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Ấn Độ coi mối quan hệ song phương ngày càng phát triển như một phần trong động lực lớn hơn là vì hòa bình và ổn định khu vực. Điều này thể hiện qua sự phối hợp chặt chẽ của hai nước trong nhiều diễn đàn khu vực, trong đó có ASEAN, EAS, tổ chức hợp tác Mekong-Ganga Cooperation (MGC), Hội nghị Á-Âu (ASEM).
Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, Ngoại trưởng Swaraj đã tái khẳng định Ấn Độ luôn ưu tiên tăng cường quan hệ với Việt Nam, đặc biệt trong kinh tế và thương mại.
Bà Swaraj đề nghị hai bên kết nối đường không trực tiếp thông qua việc mở đường bay thẳng và thúc đẩy hợp tác trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo bà Swaraj, Chính phủ Ấn Độ mong muốn thúc đẩy chính sách “Hướng Đông” và Việt Nam sẽ đóng vai trò to lớn trong chính sách này của Ấn Độ.
Hiện không chỉ các nhà lãnh đạo, mà người dân hai nước đều đang mong đợi hãng Jet Airways của Ấn Độ bắt đầu mở đường bay trực tiếp New Delhi-Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 05-11 tới.
Theo tính toán của giới chuyên gia, đường bay thẳng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, qua đó thúc đẩy hợp tác về du lịch; hàng hóa hai bên sẽ thông thương vào thị trường của nhau nhiều hơn và kim ngạch thương mại song phương chắc chắn sớm đạt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2015.
Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam bang Tây Bengal Geetesh Sharma trong bài viết mới đây khẳng định: “Những mối quan hệ được phát triển thông qua văn hóa và văn học, thông qua tiếp xúc nhân dân sẽ mãi mãi bền vững, bởi đây là những mối quan hệ đi qua con tim. Chúng ta tin tưởng chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Pranb Mukherjee sẽ thắt chặt hơn nữa tình bạn đã được thử thách qua thời gian của Chính phủ và nhân dân hai nước.”./.
Liberia kêu gọi Mỹ hỗ trợ khẩn cấp chống dịch bệnh Ebola  (14/09/2014)
Liberia kêu gọi Mỹ hỗ trợ khẩn cấp chống dịch bệnh Ebola  (14/09/2014)
Trả đũa phương Tây: Sau nông sản, Nga chọn gì?  (14/09/2014)
Trả đũa phương Tây: Sau nông sản, Nga chọn gì?  (14/09/2014)
Bão Kalmaegi di chuyển nhanh vào Biển Đông  (14/09/2014)
Chủ tịch nước chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp  (13/09/2014)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay