Thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm
Theo đó, thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm gồm: Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu; Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trương Quang Khánh; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh; Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam Nguyễn Văn Thụ; Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam Đỗ Hữu Hào.
Theo Quyết định số 40/QĐ-TTg, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm là Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm theo đúng mục tiêu và tiến độ đề ra trong Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26-12-2002; chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng quy hoạch phát triển các chuyên ngành Cơ khí đến năm 2010 để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch của từng bộ, ngành với Chiến lược phát triển ngành Cơ khí và kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo việc xây dựng, triển khai thực hiện các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm cơ khí trong Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm phù hợp với Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể các dự án đầu tư và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ trong Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo còn có nhiệm vụ chỉ đạo việc khảo sát, thống kê và đánh giá về trình độ công nghệ, năng lực sản xuất cơ khí trong và ngoài nước; chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các chính sách và giải pháp về tài chính, thuế, thị trường, đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Cơ khí và thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao./.
Thủ tướng Chính phủ định hướng xây dựng 2 luật  (27/04/2014)
Khai mạc triển lãm ảnh, báo chí, tuần phim Việt Nam tại Pháp  (27/04/2014)
Trừng phạt kinh tế Nga: Đòn “gậy ông đập lưng ông”  (27/04/2014)
Đưa Cần Thơ thành động lực phát triển của đồng bằng sông Cửu Long  (27/04/2014)
Quảng Bình nâng cấp đường vào mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (27/04/2014)
Khai mạc cuộc họp ủy ban các vấn đề nghị viện của APF  (27/04/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển