Cần Thơ tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013
23:38, ngày 17-04-2014
TCCSĐT - Ngày 17-4-2014, tại Cần Thơ, Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Gần 300 đại biểu là lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các sở, ban, ngành thành phố Cần Thơ và lãnh đạo các quận, huyện, các báo cáo viên pháp luật, báo cáo viên của các ban Đảng, đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác pháp chế trên địa bàn thành phố đã tham dự Hội nghị này.
Hội nghị đã dành phần lớn thời gian để nghe đồng chí Trần Văn Kiệt, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, thành viên Ban Chỉ đạo triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 thành phố Cần Thơ, phổ biến về mục đích, yêu cầu, quan điểm, quá trình sửa đổi, phạm vi sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và những nội dung cơ bản, những điểm mới của Hiến pháp năm 2013.
Về sự cần thiết và mục đích sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng chí Trần Văn Kiệt nhấn mạnh: sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng nhằm thể chế hóa kịp thời những quan điểm, chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đảng; hoàn thiện kỹ thuật lập hiến, bảo đảm để Hiến pháp thực sự là đạo luật cơ bản, có tính ổn định, lâu dài.
Hiến pháp năm 2013 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với 09 nội dung cơ bản sau:
- Sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục thể chế hóa và làm sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
- Sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
- Sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
- Sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
- Sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Sửa đổi Hiến pháp để tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong quan hệ quốc tế; tạo cơ sở hiến định để Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thực hiện quyền, nghĩa vụ quốc gia, góp phần giữ gìn hòa bình khu vực và thế giới.
- Sửa đổi kỹ thuật lập hiến và quy trình sửa đổi Hiến pháp để đảm bảo hiệu lực, tính ổn định lâu dài của Hiến pháp.
Trên cơ sở đó, Hội nghị đã tập trung phổ biến, trao đổi về những nội dung cơ bản và những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 với 11 chương, 120 điều.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Lê Văn Tâm, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 thành phố Cần Thơ, yêu cầu các đơn vị quán triệt Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 03-01-2014 của Ban Bí thư về triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13-02-2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 phải được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị của thành phố trong năm 2013 và những năm tiếp theo.
Mỗi cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt ở các đơn vị, địa phương, sau khi thấu triệt những tinh thần, nội dung cơ bản, những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 tại Hội nghị này, có trách nhiệm tiếp tục triển khai, phổ biến Hiến pháp rộng rãi đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân nơi công tác. Việc triển khai, phổ biến Hiến pháp phải nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc hiểu biết, tôn trọng và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; từ đó, tạo niềm tin và động lực mới, cổ vũ mọi người dân tích cực tham gia xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ văn minh, hiện đại./.
Hội nghị đã dành phần lớn thời gian để nghe đồng chí Trần Văn Kiệt, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, thành viên Ban Chỉ đạo triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 thành phố Cần Thơ, phổ biến về mục đích, yêu cầu, quan điểm, quá trình sửa đổi, phạm vi sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và những nội dung cơ bản, những điểm mới của Hiến pháp năm 2013.
Về sự cần thiết và mục đích sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng chí Trần Văn Kiệt nhấn mạnh: sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng nhằm thể chế hóa kịp thời những quan điểm, chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đảng; hoàn thiện kỹ thuật lập hiến, bảo đảm để Hiến pháp thực sự là đạo luật cơ bản, có tính ổn định, lâu dài.
Hiến pháp năm 2013 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với 09 nội dung cơ bản sau:
- Sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục thể chế hóa và làm sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
- Sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
- Sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
- Sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
- Sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Sửa đổi Hiến pháp để tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong quan hệ quốc tế; tạo cơ sở hiến định để Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thực hiện quyền, nghĩa vụ quốc gia, góp phần giữ gìn hòa bình khu vực và thế giới.
- Sửa đổi kỹ thuật lập hiến và quy trình sửa đổi Hiến pháp để đảm bảo hiệu lực, tính ổn định lâu dài của Hiến pháp.
Trên cơ sở đó, Hội nghị đã tập trung phổ biến, trao đổi về những nội dung cơ bản và những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 với 11 chương, 120 điều.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Lê Văn Tâm, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 thành phố Cần Thơ, yêu cầu các đơn vị quán triệt Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 03-01-2014 của Ban Bí thư về triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13-02-2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 phải được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị của thành phố trong năm 2013 và những năm tiếp theo.
Mỗi cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt ở các đơn vị, địa phương, sau khi thấu triệt những tinh thần, nội dung cơ bản, những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 tại Hội nghị này, có trách nhiệm tiếp tục triển khai, phổ biến Hiến pháp rộng rãi đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân nơi công tác. Việc triển khai, phổ biến Hiến pháp phải nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc hiểu biết, tôn trọng và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; từ đó, tạo niềm tin và động lực mới, cổ vũ mọi người dân tích cực tham gia xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ văn minh, hiện đại./.
Đoàn cấp cao Văn phòng Chính phủ Việt Nam thăm Lào  (17/04/2014)
Góp ý Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp  (17/04/2014)
Bộ Giáo dục chính thức trả lời về kinh phí đề án đổi mới  (17/04/2014)
Bảo đảm lợi ích hợp pháp của người Việt ở nước ngoài  (17/04/2014)
Việt Nam lo ngại trước những diễn biến ở Đông Ukraine  (17/04/2014)
Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác về công nghệ, môi trường  (17/04/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên