Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Hà Nội
Ngành ngành tham gia phổ biến giáo dục pháp luật
Từ đầu năm 2013 đến nay, công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã đạt được một số kết quả quan trọng. Bảy tháng đầu năm 2013, Sở Tư pháp Hà Nội với vai trò là Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã tham mưu giúp Thành phố khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong năm 2012, tổ chức nhiều cuộc thi viết, như thi Tìm kiếm sáng kiến về cải cách thủ tục hành chính; thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thi Tìm hiểu về Luật Xử lý vi phạm hành chính… và tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật của thành phố. Các cuộc thi đã thu hút được đông đảo cán bộ, học sinh và nhân dân Thủ đô tham gia. Thành phố cũng đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, phổ biến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Luật Phổ biến giáo dục pháp luật; Luật Thủ đô; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Bộ Luật Lao động; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Phòng, chống mua bán người; pháp luật về phòng, chống cháy nổ, cấm đốt pháo,… do các báo cáo viên pháp luật là những cán bộ, công chức của Sở Tư pháp Hà Nội thực hiện.
Ngoài các cuộc tuyên truyền trực tiếp tới người dân, Thành phố cũng đã in và phát hành 330.000 cuốn tài liệu Luật Thủ đô, 1.850.000 tài liệu và 2.000.000 phiếu xin ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ban Tuyên giáo Thành ủy cũng chỉ đạo hệ thống tuyên giáo các cấp chủ động triển khai công tác tuyên truyền về công tác biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia, về xây dựng nông thôn mới năm 2013, về công tác biển, đảo, công tác bảo đảm an toàn giao thông.
Bảy tháng đầu năm, lực lượng công an Thành phố cũng đã mở 4 lớp tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật, nghiệp vụ với 963 học viên là lực lượng dân phố, dân phòng, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp…; 35 buổi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ với 19.068 lượt người nghe; phối hợp với công an các quận, huyện, thị xã tổ chức cho 7.969 cán bộ chiến sĩ và nhân dân ký cam kết thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” từ năm 2013 - 2016; Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” đến năm 2016; Đề án “Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ địa bàn Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016”; “Phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô”; “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2013 - 2017”,… các sở, ban, ngành Thành phố đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho hàng ngàn đối tượng là công nhân, chủ doanh nghiệp, phụ nữ, trong đó có phụ nữ dân tộc thiểu số.
Riêng khối các quận, huyện, thị xã, từ đầu năm đến nay đã tổ chức được 6.424 hội nghị tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật với trên 706.060 người tham dự. Một số nơi đã duy trì và tăng cường việc tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, như huyện Mê Linh tăng thời lượng phát thanh từ 3 - 4 buổi/ tuần, mỗi buổi phát 35 phút, Từ Liêm phát 2.257 buổi, Phú Xuyên 6.129 buổi…
Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
Tiếp tục triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường đến năm 2016” và kết hợp Đề án “Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2015”, Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Công an Thành phố ban hành quy chế phối hợp, Kế hoạch về việc giáo dục pháp luật, đạo đức, nếp sống cho học sinh, sinh viên, Kế hoạch về triển khai công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học, các biện pháp giáo dục an toàn giao thông và sử dụng điện thoại di động đúng quy định trong và ngoài nhà trường, giai đoạn 2013 - 2015.
Ngoài ra, ngành giáo dục cũng triển khai nhiều hình thức tuyên truyền trong nhà trường ở cả 5 cấp học, như tổ chức “Ngày Pháp luật”, truyền thông kiến thức phòng, chống tội phạm mua bán người; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội cho học sinh, sinh viên; tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, giao lưu giáo dục đạo đức, lối sống, phòng, chống tội phạm, bạo lực trong học sinh phổ thông; tọa đàm công tác giáo dục giao tiếp ứng xử trong học sinh, sinh viên, tìm hiểu kiến thức phòng, chống tội phạm mua bán người…
Từ năm học 2013 - 2014, ngành giáo dục và đào tạo Thành phố ưu tiên thực hiện dứt điểm, đồng bộ các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường. Với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường nhằm tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi nghiêm túc thực hiện pháp luật của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, góp phần ổn định xã hội và môi trường giáo dục, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đã xây dựng chương trình phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với từng cấp học, kết hợp với giáo dục đạo đức; lồng ghép hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật với các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong nhà trường.
Với bậc mầm non, thực hiện giảng dạy một số nội dung pháp luật đơn giản về giao thông, về gia đình, về môi trường, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh an toàn thực phẩm… lồng ghép vào các trò chơi ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm hình thành tâm lý ban đầu mang tính luật, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1.
Với cấp học cao hơn, như tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học môn học Đạo đức, Giáo dục công dân theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực pháp luật gắn với cuộc sống và học tập của học sinh. Trong đó, các bài giảng được chú trọng hơn các nội dung về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống tệ nạn xã hội… Đặc biệt, chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật của học sinh.
Ngành cũng triển khai môn học pháp luật trong các chương trình dạy nghề, trong đó, chú ý các quy định về pháp luật lao động, hợp đồng và các quy định với đặc thù của từng ngành nghề; thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên.
Để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội đã xây dựng kế hoạch thi tuyên truyền viên giỏi về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013 với đối tượng là những cán bộ, giáo viên, nhân viên, báo cáo viên pháp luật đang công tác tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hội thi cấp trường được tổ chức vào trung tuần tháng 9, cấp cụm vào tuần đầu tháng 10. Mỗi cụm sẽ chọn ra 2 báo cáo viên tham dự thi cấp thành phố được tổ chức cuối tháng 10, đầu tháng 11 - 2013.
Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Hà Nội thời gian qua đã tập trung vào 6 nhóm đối tượng: cán bộ, công chức; người dân thành thị và nông thôn; phụ nữ, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang; thanh thiếu niên; người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cũng được triển khai đa dạng, kết hợp hài hòa giữa nhiều hình thức, như thực hiện “Ngày Pháp luật”; tuyên truyền miệng; biên soạn, phát hành tài liệu; thi tìm hiểu pháp luật; khai thác tủ sách pháp luật; phổ biến, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Theo đánh giá chung, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Hà Nội đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân. Kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân từng bước được nâng lên, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới
Một là, tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành của Thành phố tích cực triển khai Kế hoạch số 06/KH-UBND, ngày 14-01-2013, về Phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013; tiếp tục triển khai việc tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu pháp luật trên địa bàn Thành phố bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
Hai là, kiện toàn và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Thành phố và quận, huyện, thị xã.
Ba là, triển khai các đề án thuộc Chương trình hành động phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2013 - 2016; tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật” hằng tháng và “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại các đơn vị.
Bốn là, biên soạn, in ấn và phát hành tờ gấp pháp luật phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến cán bộ và nhân dân Thủ đô.
Năm là, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở./.
Thủ tướng công bố Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11  (08/11/2013)
Các nước trên thế giới lên án hoạt động do thám của Mỹ  (08/11/2013)
Thông cáo số 15 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII  (08/11/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng Giám đốc UNDP  (08/11/2013)
UNDP đánh giá cao quan hệ hợp tác hiệu quả với Việt Nam  (08/11/2013)
Việt Nam từng bước tiếp cận mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân  (08/11/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay