Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng làm việc với Thành ủy Hà Nội và Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao
Theo báo cáo của Thành ủy Hà Nội, từ ngày 01-01-2012 đến nay, thành phố đã tiếp nhận gần 5.600 đơn các loại, trong đó phần lớn các khiếu nại, tố cáo được Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo xác minh, kết luận và trả lời nhân dân. Bên cạnh đó, các ngành công an, tòa án, viện kiểm sát, thanh tra đã phát hiện, điều tra, khởi tố, xét xử hàng trăm vụ án tham nhũng, sai phạm…
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Đại Quang khẳng định, nét nổi bật nhất của Hà Nội là công tác chỉ đạo điều hành nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, nên thành phố đã giải quyết được khối lượng lớn công việc. Công tác phát hiện các vụ việc tham nhũng được Hà Nội quan tâm triển khai đồng bộ; đồng thời giải quyết kịp thời những khiếu nại, những sai phạm, nhất là ở những lĩnh vực nhạy cảm như: Đất đai, xây dựng, tài chính, ngân hàng, được dư luận đồng tình cao.
Đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đồng chí Trần Đại Quang nhấn mạnh, lực lượng Công an Hà Nội gần đây đã sáng tạo, quyết liệt và nhạy bén trong triển khai nhiệm vụ, nắm chắc đối tượng, địa bàn trọng điểm và đã có nhiều biện pháp xử lý tốt, giúp giữ vững an ninh địa bàn Thủ đô. Đặc biệt, lực lượng Công an đã lắng nghe, tiếp nhận những đơn thư tố giác tội phạm của nhân dân và phản ánh của báo chí để kịp thời vào cuộc. Bên cạnh đó, các cơ quan tư pháp đã phối hợp với nhau rất chặt chẽ, cẩn trọng trong công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử, nên Hà Nội đã không có án oan sai, không có vụ nào khi đưa ra xét xử mà tòa án tuyên bị cáo không phạm tội...
Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra cho thấy, Hà Nội vẫn còn nhiều tồn tại bất cập, vẫn còn một số vụ việc kéo dài, do cả điều kiện khách quan và chủ quan. Đồng chí Trần Đại Quang nhấn mạnh, Hà Nội là địa bàn trọng điểm nên công tác phát hiện, đấu tranh tội phạm, công tác xét xử là hết sức khó khăn. Hoàn toàn đồng tình với 7 kiến nghị của Hà Nội, tuy nhiên đồng chí Trần Đại Quang cũng lưu ý 8 đơn vị của thành phố được kiểm tra lần này là cần đánh giá đầy đủ, cụ thể; tìm ra các vướng mắc, tồn tại; nêu kiến nghị, đề xuất; rút ra các bài học kinh nghiệm, từ đó có giải pháp hữu hiệu hơn trong thời gian tới, đồng thời giúp Trung ương trong công tác chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Đồng chí Trần Đại Quang cho rằng, 5 nhiệm vụ mà Hà Nội đặt ra trong thời gian tới là rất xác đáng, trong đó đề cao vai trò chỉ đạo, quy trách nhiệm đối với từng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cá nhân lãnh đạo và nâng cao nhận thức của đông đảo nhân dân về đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đồng chí nhấn mạnh, tới đây cần chú trọng cả phòng và chống, nhưng lấy phòng ngừa là chính. Để khắc phục thiếu sót, thì tất cả cần công khai, từ thu nhập của cán bộ công chức, thực hiện tốt dân chủ cơ sở, cải cách tư pháp, hành chính, nhất là ở những ngành, lĩnh vực nhạy cảm.
Đồng chí lưu ý, trong công tác xét xử cần bảo đảm công minh, không để lọt người, lọt tội, tránh oan sai. Đối với các sai phạm kinh tế, nếu đối tượng biết nhận lỗi và có thái độ tiếp thu, sửa chữa khuyết điểm, khắc phục hậu quả thì cũng cần có những hình thức giảm nhẹ. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng các đối tượng sai phạm kinh tế cho rằng đằng nào cũng bị phạt tù, nên không chịu khắc phục hậu quả kinh tế và Nhà nước không thu hồi được vốn, tài sản, gây bức xúc trong nhân dân...
*** Cùng ngày, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng do đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, Trưởng ban Nội chính Trung ương làm Trưởng đoàn bắt đầu chương trình làm việc với Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao về kết quả công tác thụ lý, xét xử án tham nhũng và án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Tham gia buổi làm việc đầu tiên có các đồng chí: Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Nguyễn Sơn, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng đoàn cùng các thành viên trong Đoàn công tác và đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt Đoàn công tác, đồng chí Nguyễn Bá Thanh cho biết, mục đích, yêu cầu của chương trình làm việc nhằm phát hiện những hạn chế, vướng mắc trong công tác thụ lý, xét xử án tham nhũng và án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp trong quá trình xét xử của các đơn vị chức năng thuộc Tòa án nhân dân tối cao. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, Đoàn công tác sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các đơn vị chức năng thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
Thay mặt Bán Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao, đồng chí Trương Hòa Bình phát biểu, nhất trí cao với nội dung, chương trình làm việc của Đoàn công tác khi làm việc với Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao và các đơn vị chức năng của Tòa được giao nhiệm vụ xét xử những vụ án tham nhũng. Sau khi làm việc với Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao, Đoàn công tác sẽ làm việc trực tiếp với một số đơn vị chức năng, trên cơ sở đó, tiến hành đánh giá đầy đủ, toàn diện về kết quả công tác thụ lý, xét xử án tham nhũng, án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà các đơn vị chức năng của Tòa án nhân dân tối cao đã giải quyết.
Theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao, từ ngày 01-01-2011 đến ngày 30-6-2013, toàn ngành Tòa án nhân dân đã thụ lý 1.055 vụ với 2.232 bị cáo phạm các tội về tham nhũng. Cũng trong thời gian này, các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp đã xét xử 886 vụ với 1.840 bị cáo phạm tội về tham nhũng. Thời gian qua, quán triệt và thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng, trong phạm vi trách nhiệm của mình, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác giải quyết, xét xử các vụ án tham nhũng. Đặc biệt, Tòa án các cấp đã tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các ngành Công an, Viện kiểm sát và các cơ quan chức năng khác để khẩn trương phát hiện, điều tra, kiên quyết đưa ra truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm về tham nhũng. Ngành Tòa án cũng đã đẩy mạnh tiến độ giải quyết các vụ án tham nhũng; đồng thời áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu cũng như người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước./.
Tìm giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh  (11/09/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay