Khó khăn trước, thuận lợi sau
21:39, ngày 07-07-2013
TCCSĐT - Sau Ru-ma-ni và Bun-ga-ri năm 2007, ngày 1-7 vừa qua, EU đã chính thức kết nạp Crô-a-ti-a làm thành viên thứ 28. Quá trình đàm phán giữa EU và Crô-a-ti-a về việc này kéo dài hơn 10 năm. So với tất cả những thành viên mới của EU, kể cả Ru-ma-ni và Bun-ga-ri, Crô-a-ti-a đã phải đáp ứng nhiều điều kiện và điều kiện ngặt nghèo hơn để được đứng trong hàng ngũ của EU.
Sau Xlô-vơ-ni-a (Slovenia) được EU kết nạp năm 2004, Crô-a-ti-a (Croatia) là nước cộng hòa thứ hai thuộc Liên bang Nam Tư trước đây gia nhập EU. Những quốc gia còn lại trên bán đảo Ban-can (Balkan) hiện đang “xếp hàng” để được gia nhập EU nhưng chưa biết đến khi nào EU mới lại mở rộng tổ chức lần nữa, phần vì kết nạp thêm thành viên là việc EU vẫn phải làm nhưng không được dành ưu tiên hàng đầu, phần vì tình cảnh của EU hiện rất khó khăn về nhiều phương diện và tất cả những ứng cử viên này cũng như thành viên mới là Crô-a-ti-a đều trước mắt gây thêm khó khăn, tạo thêm gánh nặng cho EU.
Cả đối với Crô-a-ti-a sau khi gia nhập EU cũng trong tình trạng khó khăn trước, thuận lợi sau. EU chưa thoát được ra khỏi khủng hoảng tài chính và nợ công, chưa phục hồi được tăng trưởng kinh tế ổn định, chưa hàn gắn được rạn nứt nội bộ, chưa chế ngự được trào lưu ly tâm và chưa giành lại được ảnh hưởng đã từng có trên thế giới. Crô-a-ti-a được chính giới trong EU chào đón nồng nhiệt trong khi dư luận dân chúng nói chung lại đa phần thờ ơ, không hào hứng và thậm chí còn có phần lo ngại. Tâm trạng chung của bộ phận dân chúng này là "ốc đang không mang nổi mình ốc còn muốn mang cọc cho rêu".
Sự khác biệt về cảm nhận và phản ứng ấy không phải không có cơ sở. Về chính trị, việc kết nạp thêm thành viên là dấu mốc quan trọng đối với EU. Nó gỡ gạc rất nhiều cho EU trong tình cảnh khó khăn hiện tại bởi là bằng chứng để EU có thể tin rằng, EU vẫn rất hấp dẫn đối với phần còn lại của châu Âu, vẫn có những khả năng và tương lai có thể giúp các nước châu Âu hiện ở bên ngoài EU thay đổi thực tại và EU vẫn là hạt nhân và đầu tầu cho quá trình nhất thể hóa châu lục.
Trong khi đó, dư luận dân chúng lại nghĩ nhiều hơn đến việc Crô-a-ti-a trước mắt sẽ gây thêm khó khăn cho EU. Kinh tế nước này vẫn tiếp tục suy thoái kể từ năm 2009 đến nay, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả EU, thâm hụt ngân sách cũng cao hơn mức cho phép đã được EU quy định và mức độ nợ công sắp đến trần giới hạn mà EU đã quy định chung. Ấy là còn chưa kể đến tình trạng tham nhũng chưa được đối phó triệt để và nhiều cải cách xã hội vẫn còn trì trệ hoặc dang dở. Điều đó có nghĩa là ở giai đoạn đầu này, EU có thêm vấn đề mới phải giải quyết và việc mới phải làm khi kết nạp thêm thành viên mới. Crô-a-ti-a cũng vẫn sẽ phải tiếp tục gồng mình hợp sức để hòa nhập vào EU, phải tiếp tục thay đổi về pháp lý và xã hội, đặc biệt phải tập trung vào giải quyết vấn đề thất nghiệp và thâm hụt ngân sách.
Một khó khăn nữa là phải mất một thời gian nhất định thì Crô-a-ti-a mới có thể thâm nhập và tận lợi được từ thị trường nội địa châu Âu trong khi ngay sau khi gia nhập EU, Crô-a-ti-a đã phải ra khỏi Khu vực mậu dịch tự do Trung Âu (CEFTA). Crô-a-ti-a xếp thứ 3 sau Bun-ga-ri (Bulgari) và Ru-ma-ni (Rumani) trong bảng xếp hạng những thành viên nghèo nhất của EU. Crô-a-ti-a được tận lợi từ nguồn vốn đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển cơ cấu của EU, nhưng cũng phải mất không ít thời gian nữa thì những dự án đầu tư này mới phát huy tác dụng. Cho nên phải về trung hạn và lâu dài thì những tác động tích cực và thuận lợi của việc Crô-a-ti-a gia nhập EU mới có được đối với EU và Crô-a-ti-a. Cả hai đều cần thời gian để chuyển hóa lượng thành chất. Lần mở rộng tổ chức này của EU không gây ồn ào và tạo ra hào khí ở EU và Crô-a-ti-a, nhưng không phải vì thế mà không quan trọng đối với liên minh và thành viên thứ 28 của liên minh./.
Cả đối với Crô-a-ti-a sau khi gia nhập EU cũng trong tình trạng khó khăn trước, thuận lợi sau. EU chưa thoát được ra khỏi khủng hoảng tài chính và nợ công, chưa phục hồi được tăng trưởng kinh tế ổn định, chưa hàn gắn được rạn nứt nội bộ, chưa chế ngự được trào lưu ly tâm và chưa giành lại được ảnh hưởng đã từng có trên thế giới. Crô-a-ti-a được chính giới trong EU chào đón nồng nhiệt trong khi dư luận dân chúng nói chung lại đa phần thờ ơ, không hào hứng và thậm chí còn có phần lo ngại. Tâm trạng chung của bộ phận dân chúng này là "ốc đang không mang nổi mình ốc còn muốn mang cọc cho rêu".
Sự khác biệt về cảm nhận và phản ứng ấy không phải không có cơ sở. Về chính trị, việc kết nạp thêm thành viên là dấu mốc quan trọng đối với EU. Nó gỡ gạc rất nhiều cho EU trong tình cảnh khó khăn hiện tại bởi là bằng chứng để EU có thể tin rằng, EU vẫn rất hấp dẫn đối với phần còn lại của châu Âu, vẫn có những khả năng và tương lai có thể giúp các nước châu Âu hiện ở bên ngoài EU thay đổi thực tại và EU vẫn là hạt nhân và đầu tầu cho quá trình nhất thể hóa châu lục.
Trong khi đó, dư luận dân chúng lại nghĩ nhiều hơn đến việc Crô-a-ti-a trước mắt sẽ gây thêm khó khăn cho EU. Kinh tế nước này vẫn tiếp tục suy thoái kể từ năm 2009 đến nay, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả EU, thâm hụt ngân sách cũng cao hơn mức cho phép đã được EU quy định và mức độ nợ công sắp đến trần giới hạn mà EU đã quy định chung. Ấy là còn chưa kể đến tình trạng tham nhũng chưa được đối phó triệt để và nhiều cải cách xã hội vẫn còn trì trệ hoặc dang dở. Điều đó có nghĩa là ở giai đoạn đầu này, EU có thêm vấn đề mới phải giải quyết và việc mới phải làm khi kết nạp thêm thành viên mới. Crô-a-ti-a cũng vẫn sẽ phải tiếp tục gồng mình hợp sức để hòa nhập vào EU, phải tiếp tục thay đổi về pháp lý và xã hội, đặc biệt phải tập trung vào giải quyết vấn đề thất nghiệp và thâm hụt ngân sách.
Một khó khăn nữa là phải mất một thời gian nhất định thì Crô-a-ti-a mới có thể thâm nhập và tận lợi được từ thị trường nội địa châu Âu trong khi ngay sau khi gia nhập EU, Crô-a-ti-a đã phải ra khỏi Khu vực mậu dịch tự do Trung Âu (CEFTA). Crô-a-ti-a xếp thứ 3 sau Bun-ga-ri (Bulgari) và Ru-ma-ni (Rumani) trong bảng xếp hạng những thành viên nghèo nhất của EU. Crô-a-ti-a được tận lợi từ nguồn vốn đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển cơ cấu của EU, nhưng cũng phải mất không ít thời gian nữa thì những dự án đầu tư này mới phát huy tác dụng. Cho nên phải về trung hạn và lâu dài thì những tác động tích cực và thuận lợi của việc Crô-a-ti-a gia nhập EU mới có được đối với EU và Crô-a-ti-a. Cả hai đều cần thời gian để chuyển hóa lượng thành chất. Lần mở rộng tổ chức này của EU không gây ồn ào và tạo ra hào khí ở EU và Crô-a-ti-a, nhưng không phải vì thế mà không quan trọng đối với liên minh và thành viên thứ 28 của liên minh./.
Đồng bào Chăm Bình Thuận vui Tết Ra-mư-wan  (07/07/2013)
Băng vừa tan, gió lại nổi  (07/07/2013)
Hà Nội tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  (06/07/2013)
Kỷ niệm 24 năm Ngày thành lập Nhà giàn DK1  (06/07/2013)
Không có vùng cấm trong quản lý kinh doanh vận tải  (06/07/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay