Lễ công bố Quyết định thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
21:32, ngày 25-05-2013
Ngày 25-5, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao; Trần Quốc Vượng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự lễ.
Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội được thành lập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Kiểm sát nhân dân chủ động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Ngành trong tình hình mới.
Chủ tịch nước đề nghị ngành Kiểm sát nhân dân, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm: Quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác cán bộ; chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và sử dụng cán bộ; đồng thời có chính sách phù hợp bảo đảm cho đội ngũ cán bộ của ngành Kiểm sát luôn có sự kế thừa và phát triển. Ngành cần xác định rõ mục tiêu, phạm vi đào tạo phù hợp với nhu cầu cán bộ, có cơ chế thu hút tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức, tài. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cần chủ động xây dựng hệ thống giáo trình, giáo án và bài tập phù hợp với đặc điểm của Trường; chú trọng đào tạo kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, vừa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, vừa là nơi nghiên cứu khoa học Kiểm sát của ngành Kiểm sát nhân dân.
Các thầy, cô giáo, cán bộ, viên chức và học viên của nhà trường cần ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt; đổi mới chương trình nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập; bảo đảm học viên ra trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sạch, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cần phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành hữu quan, Đảng bộ, chính quyền địa phương tạo điều kiện về nguồn lực cho Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội sớm đi vào hoạt động, phấn đấu đưa Trường phát triển thành trường trọng điểm quốc gia, từng bước vươn lên ngang tầm khu vực.
Trải qua 43 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đào tạo cho Viện Kiểm sát nhân dân và Viện Kiểm sát quân sự các cấp 1.366 học viên trình độ trung cấp cảnh sát, hơn 7.602 học viên trình độ cao đẳng; 5.776 học viên trình độ cử nhân, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, chuẩn hóa trình độ các chức danh kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội... Tuy nhiên, tình trạng thiếu cán bộ có chức danh tư pháp nói chung và Kiểm sát viên nói riêng ở nhiều địa phương vẫn tồn tại nhiều năm, chậm khắc phục...
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Quốc hội đồng ý cho phép ngành Kiểm sát nhân dân được đào tạo bậc Đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên môn của ngành mình. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát, khẳng định sự quyết tâm và tầm nhìn dài hạn trong thực tiễn về công tác đào tạo cán bộ ngành kiểm sát nhân dân. Hiện trường đang chuẩn bị đón khóa học viên đầu tiên với nhiều đổi mới về chương trình đào tạo, gắn lý thuyết với hoạt động chuyên môn và thực tiễn cuộc sống xã hội./.
Chủ tịch nước đề nghị ngành Kiểm sát nhân dân, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm: Quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác cán bộ; chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và sử dụng cán bộ; đồng thời có chính sách phù hợp bảo đảm cho đội ngũ cán bộ của ngành Kiểm sát luôn có sự kế thừa và phát triển. Ngành cần xác định rõ mục tiêu, phạm vi đào tạo phù hợp với nhu cầu cán bộ, có cơ chế thu hút tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức, tài. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cần chủ động xây dựng hệ thống giáo trình, giáo án và bài tập phù hợp với đặc điểm của Trường; chú trọng đào tạo kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, vừa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, vừa là nơi nghiên cứu khoa học Kiểm sát của ngành Kiểm sát nhân dân.
Các thầy, cô giáo, cán bộ, viên chức và học viên của nhà trường cần ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt; đổi mới chương trình nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập; bảo đảm học viên ra trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sạch, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cần phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành hữu quan, Đảng bộ, chính quyền địa phương tạo điều kiện về nguồn lực cho Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội sớm đi vào hoạt động, phấn đấu đưa Trường phát triển thành trường trọng điểm quốc gia, từng bước vươn lên ngang tầm khu vực.
Trải qua 43 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đào tạo cho Viện Kiểm sát nhân dân và Viện Kiểm sát quân sự các cấp 1.366 học viên trình độ trung cấp cảnh sát, hơn 7.602 học viên trình độ cao đẳng; 5.776 học viên trình độ cử nhân, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, chuẩn hóa trình độ các chức danh kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội... Tuy nhiên, tình trạng thiếu cán bộ có chức danh tư pháp nói chung và Kiểm sát viên nói riêng ở nhiều địa phương vẫn tồn tại nhiều năm, chậm khắc phục...
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Quốc hội đồng ý cho phép ngành Kiểm sát nhân dân được đào tạo bậc Đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên môn của ngành mình. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát, khẳng định sự quyết tâm và tầm nhìn dài hạn trong thực tiễn về công tác đào tạo cán bộ ngành kiểm sát nhân dân. Hiện trường đang chuẩn bị đón khóa học viên đầu tiên với nhiều đổi mới về chương trình đào tạo, gắn lý thuyết với hoạt động chuyên môn và thực tiễn cuộc sống xã hội./.
Làm rõ tổ chức, cá nhân sai phạm thu chi ngân sách  (25/05/2013)
Yêu cầu EVN báo cáo sự cố lưới điện miền Nam  (25/05/2013)
Thông cáo số 5, kỳ họp thứ 5, Quốc hội hóa XIII  (25/05/2013)
Thanh Hoá: An táng 59 hài cốt anh hùng liệt sỹ về nơi an nghỉ cuối cùng  (25/05/2013)
Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 40 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh  (25/05/2013)
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 1.000 bạn trẻ tham gia hội trại tuổi trẻ giữ biển  (25/05/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên