Eurozone ở giai đoạn suy thoái dài chưa từng có
Đức - nền kinh tế lớn nhất Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) - đã tránh được suy thoái trong quý I, nhưng chừng đó chưa đủ để kéo toàn bộ khu vực này thoát khỏi quý tăng trưởng âm thứ sáu liên tiếp.
Eurostat, Văn phòng thống kê Liên minh châu Âu (EU), ngày 15-5 cho hay kinh tế Eurozone trong quý I đã giảm 0,2% so với quý trước đó, tồi hơn mức dự báo giảm 0,1% theo điều tra của hãng tin Reuters. So với cùng kỳ năm 2012, kinh tế khu vực có khoảng 340 triệu dân này giảm tới 1%.
Số liệu trên cho thấy kinh tế Eurozone đang trải qua giai đoạn suy thoái dài nhất kể từ khu vực đồng tiền chung này được thành lập năm 1999, tức là dài hơn cả giai đoạn suy thoái kéo dài 5 quý liên tiếp mà khu vực này đã trải qua vào thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, chỉ có điều không sâu bằng.
Nhà kinh tế Carsten Brzeski thuộc ING ở Brussels nhận định tình hình xấu đi vẫn tiếp diễn. Hầu hết các nước ở khu vực lõi của Eurozone, ngoại trừ Đức, đều rơi vào suy thoái và cho đến nay vẫn chưa xuất hiện yếu tố nào có thể chặn đứng đà đi xuống của khu vực này.
Trong quý I, Đức tăng trưởng 0,1%, giúp nền kinh tế chiếm gần 1/3 sản lượng kinh tế của Eurozone này tránh được suy thoái, điều mà Pháp đã không thể làm được.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng thấp này cũng cho thấy tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng nợ và khủng hoảng ngành ngân hàng, vốn đã đẩy số người thất nghiệp trong khu vực lên mức cao kỷ lục 19 triệu người.
Pháp lâm vào suy thoái lần đầu tiên trong bốn năm qua sau khi giảm trong hai quý liên tiếp. Cụ thể, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone đã giảm 0,2% trong quý I.
Trong khi đó, Italy - nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone - thông báo giảm 0,5% trong quý I, quý tăng trưởng âm thứ bảy liên tiếp và là giai đoạn dài nhất kể từ khi công tác thống kê hàng quý được bắt đầu tiến hành hồi năm 1970.
Cũng giống như Pháp, kinh tế các nước Phần Lan, Síp, Italy, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Hy Lạp đều giảm trong quý I. Số liệu công bố hồi tháng trước cho thấy kinh tế Tây Ban Nha giảm trong quý thứ bảy liên tiếp.
Theo dự báo chính thức mới nhất của Ủy ban châu Âu, GDP của Eurozone ước giảm 0,4% trong năm 2013. Tuy nhiên, nhà kinh tế Ben May thuộc Capital Economics có trụ sở tại London cho rằng mức giảm này có thể tiến gần tới ngưỡng 2%.
Đồng quan điểm trên, nhà phân tích Howard Archer thuộc IHS Global Insight cho rằng kinh tế Eurozone sẽ giảm 0,7% trong năm 2013 và khu vực này chỉ có thể bắt đầu hồi phục trong những tháng cuối năm.
Lãi suất ở mức thấp kỷ lục cùng với cam kết của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mua trái phiếu của các nước gặp khó khăn đã xoa dịu những đồn đoán về nguy cơ Eurozone tan rã, qua đó đẩy thị trường chứng khoán đi lên và kéo lãi suất trái phiếu trên thị trường đi xuống.
Tuy nhiên, các công ty và hộ gia đình vẫn phải đối diện với thực tế rằng tín dụng vẫn khan và đầu tư bị đóng băng.
Trong bối cảnh này, dường như nhu cầu của Trung Quốc và Mỹ vẫn là niềm hy vọng lớn nhất mang lại động lực tăng trưởng cho khu vực này./.
Thái nguyên: Sơ kết thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị  (16/05/2013)
Thái nguyên: Sơ kết thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị  (16/05/2013)
Người mới, vấn đề cũ, thách thức mới  (16/05/2013)
Thủ tướng bắt đầu chuyến thăm chính thức Belarus  (16/05/2013)
Nâng cao hiệu quả sử dụng giờ làm việc của cán bộ, công chức hiện nay  (16/05/2013)
Con đường cứu nước Hồ Chí Minh - sự lựa chọn lịch sử  (16/05/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên