Ấn Độ công bố kế hoạch ngân sách tài khóa
Phát biểu tại phiên họp quốc hội sáng 28-2, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ P. Chidambaram cho biết trong tài khóa 2013 - 2014, tính từ ngày 1-4 tới, chính phủ sẽ tăng 16 % chi tiêu công lên mức 16.600 tỷ rupi (tương đương 309 tỷ USD), sau một năm áp dụng nhiều biện pháp khắc khổ đối với một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới này.
Cụ thể trong tài khóa tới, chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tăng với mức kỷ lục 46% so với tài khóa 2012 - 2013, phát triển giáo dục tăng 17%.
Ngoài ra, ngân sách cũng sẽ dành 100 tỷ rupi trong chương trình an ninh lương thực quốc gia nhằm xóa bỏ tình trạng thiếu ăn trong dân.
Chi tiêu quốc phòng ở mức hơn 2.000 tỷ rupi (37,45 tỷ USD), tăng 5,2% so với tài khóa 2012 - 2013, trong đó chi 16 tỷ USD mua các loại máy móc và vũ khí hạng nặng nhằm tăng cường bảo đảm an ninh quốc gia, đồng thời tiếp tục hiện đại hóa hệ thống quốc phòng.
Mức tăng 16% cho chi tiêu công được xem là đi ngược lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng, song Chính phủ Ấn Độ dự tính tăng nguồn thu ngân sách từ các khoản thuế đánh vào các mặt hàng xa xỉ, thuốc lá và ôtô nhập khẩu, cũng như thuế thu nhập đối với tầng lớp "siêu giàu" và các doanh nghiệp lớn.
Theo ông Chidambaram, nền kinh tế Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều thách thức để quay lại mức tăng trưởng mong đợi 8% trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm.
Ông cũng cho biết chính phủ cam kết sẽ giảm thâm hụt ngân sách từ 5,2% hiện nay xuống 4,8% trong tài khóa tới, một mục tiêu nhằm trấn an các nhà đầu tư và giới chuyên gia tài chính về sức khỏe của một trong những nền kinh tế lớn nhất của châu Á./.
Tổng thống Bulgaria tuyên bố sẽ bầu cử vào tháng 5  (01/03/2013)
Iran-Pakistan chủ trương thúc đẩy hợp tác toàn diện  (01/03/2013)
Sóc Trăng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (01/03/2013)
Sóc Trăng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (01/03/2013)
Hoàn thiện bản Dự thảo để phù hợp với thực tế  (01/03/2013)
Hoàn thiện bản Dự thảo để phù hợp với thực tế  (01/03/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên