Phát huy trí tuệ, tạo sự đồng thuận của nhân dân
* Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Với rất nhiều ý kiến đóng góp về toàn bộ nội dung trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, các đại biểu dự Hội nghị đều cho rằng, đây là cơ hội đóng góp ý kiến, góp phần xây dựng đất nước ngày một công bằng, dân chủ, văn minh, làm nền tảng để nước ta phát triển mạnh trong tương lai. Theo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, việc tổ chức lấy ý kiến sẽ được tổ chức theo nhóm nhỏ, từng nhóm đối tượng với nhau mà không tổ chức Hội nghị lớn, đông người nhằm thu hút tối đa ý kiến.
Cũng trong ngày 25-1, nhiều Hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trước đó, ngày 24-1, Hội đồng Nhân dân tỉnh là đơn vị đầu tiên của tỉnh tổ chức Hội nghị trong nội bộ cơ quan và cũng đã thu được nhiều ý kiến tâm huyết.
* Tại thành phố Tam Kỳ, trong hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức, các đại biểu đã tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến, thể hiện quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể. Trong đó, tập trung làm rõ hơn những quy định về địa vị pháp lý của Hội đồng Nhân dân, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, quyền con người, quyền, nghĩa vụ của công dân; việc thành lập các thiết chế hiến định độc lập như Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia...
* Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với sự tham dự của đông đảo đại biểu trong giới nhân sỹ, trí thức, luật gia, tôn giáo dân tộc các thành viên hội đồng tư vấn dân chủ - pháp luật, hội đồng tư vấn về dân tộc - tôn giáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố.
Qua hơn 100 ý kiến của các đại biểu, đa số đều đồng tình, nhất trí cơ bản với nội dung sửa đổi, kết cấu gọn, khoa học, giảm được 1 chương 23 điều. Nhiều đại biểu nhấn mạnh tới chương 2 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” một lần nữa khẳng định vai trò làm chủ của nhân dân, nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân do dân và vì dân…
Có ý kiến cho rằng: Tại chương 2, điều 5, nên để nguyên Hiến pháp cũ năm 1992. Cũng tại điều 5, mục 4 dự thảo sửa đổi Hiến pháp nên bỏ từ “thiểu số” và từ “hòa nhập” những từ này làm không ít người dân tộc băn khoăn…; Tại chương 2, điều 21 có nêu “mọi người có quyền sống”, đây là quy định rất mới, mang tư tưởng tiến bộ nhưng cần làm rõ “quyền sống” này có bao gồm việc sẽ không áp dụng hình phạt tử hình đối với tội phạm không; Tại điều 42 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” cần bổ sung thêm, Nhà nước có chính sách, học phí, học bổng phù hợp với yêu cầu của xã hội học tập…
* Ngày 25-1, Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 10 điểm cầu tại Trung tâm tỉnh và 9 huyện, thành phố, thị xã.
Theo kế hoạch của tỉnh, việc tổ chức lấy ý kiến sẽ được tiến hành từ tháng 1 đến hết tháng 3 với một số nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm lời nói đầu, chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp, kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp...
Tại hội nghị, các đại biểu tham đã thống nhất cao và nêu cao quyết tâm sẽ hoàn thành đúng tiến độ lấy ý kiến của nhân dân trên địa bàn đóng góp vào sửa đổi Hiến pháp.
Ban Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh Thái Nguyên cũng yêu cầu các thành viên trong ban chỉ đạo tại mỗi địa phương cần nhanh chóng triển khai thực hiện việc quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đồng thời, các địa phương xây dựng kế hoạch, lãnh đạo tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân và việc tổ chức lấy ý kiến phải đảm bảo dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, đúng tiến độ.
* Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức hội nghị triển khai công tác lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 .
Theo kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Dự thảo được lấy ý kiến thông qua góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi qua Sở Tư pháp, số 108 Phan Đình Phùng, thành phố Quảng Ngãi; các ý kiến thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ngãi và cổng thông tin điện tử của Quốc hội...
Thời hạn lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1992 trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 2-1 và kết thúc vào ngày 28-2.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cũng quy định rõ trách nhiệm và giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và các đơn vị trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện đúng kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi trong tầng lớp nhân dân, thông qua đợt sinh hoạt chính trị này nhằm nâng cao nhận thức về quyền, nghĩa vụ và ý thức, trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng, củng cố và bảo vệ Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
* Tại Quảng Trị, dự Hội nghị quán triệt và lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có các vị lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức tôn giáo trong tỉnh…
Hội nghị đã được lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh báo cáo triển khai Kế hoạch của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại Hội nghị, đại diện các tổ chức, cá nhân đã tham gia nhiều ý kiến đóng góp quan trọng vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Trong đó, một số ý kiến cho rằng tại Điều 34, điểm 1 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh” là chưa đủ vì không nói rõ “trong phạm vi pháp luật quy định” (ví dụ với hàng cấm, gian lận thương mại, hàng kém phẩm chất, có chất độc hại...) thì làm sao được tự do kinh doanh; Điều 62, đoạn cuối điểm 1”... ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi...” nên sửa lại “đặc biệt quan tâm đến đồng bào miền núi”; Điều 89 quy định đối tượng được “Quyền trình dự án Luật trước Quốc hội”, đại biểu quốc hội cũng có quyền trình “dự án Luật trước Quốc hội ” (ngoài quyền trình kiến nghị về Luật) như vậy và quá nhiều, quá rộng. Nên thu hẹp lại để hiểu đúng, làm đúng trong thực tế…
Đặc biệt, nhiều ý kiến đóng góp cũng đã nêu lên tầm quan trọng trong việc sửa đổi hiến pháp 1992, có những điểm mới, vấn đề mới phù hợp với xu hướng hiện nay.
Theo đó, dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 đã nâng cao vai trò quyền con người; Hiến pháp sửa đổi cũng bỏ đi một số điều mà trong cuộc sống rất cần thiết đang diễn ra; nhiều ý kiến cho rằng trong cuộc sống chuyển sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phải có toà án tư pháp như 1 số nước tư bản.
Tuy nhiên, bản sửa đổi còn có nhiều chuyên mục, nhiều chi tiết cần được rà soát tiếp thu. Nhiều đại biểu cũng rất băn khoăn về một số nội dung trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như chương 5 về Quốc hội, chương 6 về Chủ tịch nước, chương 7 về Chính phủ, mặc dù viết rất chi tiết nhưng nội dung chưa toát lên được hiệu lực tổ chức điều hành, quản lý đất nước và xã hội theo hiến pháp quy định...
* Chiều 25-1, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Theo kế hoạch của tỉnh, sau hội nghị, các thành viên trong Ban chỉ đạo bám sát nhiệm vụ được giao để triển khai, đôn đốc các đơn vị, địa phương tổ chức công tác tuyên truyền, làm tốt công tác tư tưởng và huy động toàn dân tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Tổ giúp việc của Ban chỉ đạo và các đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận ý kiến phải tổ chức tốt các “kênh,” tạo thuận tiện cho người dân tham gia đóng góp ý kiến; đồng thời tổng hợp đầy đủ để đến ngày 15-3, Ban Chỉ đạo gửi báo cáo cho Chính phủ và Ủy ban sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội theo đúng kế hoạch đề ra./.
Khách quốc tế về dự kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris  (26/01/2013)
Văn phòng Chủ tịch nước tổng kết công tác năm 2012  (26/01/2013)
Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác xây dựng Đảng năm 2013  (26/01/2013)
Thủ tướng làm việc với chuyên gia về kinh tế - xã hội  (25/01/2013)
"Động lực phát triển quan hệ lâu dài và thực chất"  (25/01/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay