Lãnh đạo Xu-đăng và Nam Xu-đăng đàm phán tháo gỡ căng thẳng
16:50, ngày 05-01-2013
Ngày 4-1-2013, Tổng thống Xu-đăng Ô-ma An Ba-si-a (Omar al-Bashir) và người đồng cấp Nam Xu-đăng Xan-va Kia (Salva Kiir) bắt đầu tiến hành đàm phán tại thủ đô A-đi A-bê-ba (Addis Ababa) của Ê-ti-ô-pi nhằm tìm cách tháo gỡ căng thẳng giữa hai bên, từ đó thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận an ninh, dầu mỏ, và kinh tế vốn đang bị đình trệ.
Theo các nguồn tin ngoại giao, hai nhà lãnh đạo đã có các cuộc gặp riêng với Thủ tướng Ê-ti-ô-pi Hây-lê-ma-ri-am Đê-xa-lê (Hailemariam Desalegn) và cựu Tổng thống Nam Phi Tha-bô Mơ-bê-ki (Thabo Mbeki) – hai nhà trung gian trong cuộc đối thoại giữa Xu-đăng và Nam Xu-đăng. Theo kế hoạch, ông Ba-si-a và ông X.Kia sẽ đàm phán riêng với nhau lần đầu tiên vào sáng 5-1-2013.
Cuộc đàm phán này được xem là cơ hội để hai nhà lãnh đạo Xu-đăng và Nam Xu-đăng tìm ra những biện pháp tốt nhất vượt qua các thách thức trong việc thực thi các thỏa thuận mà hai bên đã ký hôm 27-9-2012, cũng như tìm ra các phương thức giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong đó có vấn đề biên giới. Nếu không nhất trí được các biện pháp giải quyết, hai bên sẽ phải nhờ tới sự phân xử của cộng đồng quốc tế.
Trong một tuyên bố, Liên minh châu Phi (AU) bày tỏ hy vọng cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Xu-đăng và Nam Xu-đăng đạt kết quả. Từ Niu Oóc (New York), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Mun (Ban Ki-moon) cũng hoan nghênh cuộc đối thoại giữa hai người đứng đầu nhà nước Xu-đăng và Nam Xu-đăng. Ông kêu gọi hai bên cùng thể hiện quyết tâm mạnh mẽ để giải quyết những bất đồng liên quan tới an ninh và lãnh thổ, đồng thời thực hiện nghiêm túc mọi thỏa thuận về biên giới đã được ký kết.
Nam Xu-đăng tách khỏi Xu-đăng trở thành một quốc gia độc lập từ tháng 7-2011 theo một thỏa thuận hòa bình năm 2005 nhằm chấm dứt nhiều thập kỷ nội chiến. Tuy nhiên kể từ đó, hai quốc gia này vẫn chưa phân định xong đường biên giới, vốn chạy qua nhiều cơ sở sản xuất dầu mỏ ở nước Xu-đăng thống nhất trước đây. Hai nước hiện vẫn đang xung đột về A-bi-ây (Abyei), khu vực cả Khắc-tum và Giu-ba đều tuyên bố chủ quyền và hiện do các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc kiểm soát. Hồi tháng 9-2012, hai bên đã nhất trí việc rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp là điều kiện tiên quyết để nối lại xuất khẩu dầu mỏ từ Nam Xu-đăng qua Xu-đăng, song việc thực thi thỏa thuận hòa bình rơi vào bế tắc do chưa giải quyết được các bất đồng./.
Cuộc đàm phán này được xem là cơ hội để hai nhà lãnh đạo Xu-đăng và Nam Xu-đăng tìm ra những biện pháp tốt nhất vượt qua các thách thức trong việc thực thi các thỏa thuận mà hai bên đã ký hôm 27-9-2012, cũng như tìm ra các phương thức giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong đó có vấn đề biên giới. Nếu không nhất trí được các biện pháp giải quyết, hai bên sẽ phải nhờ tới sự phân xử của cộng đồng quốc tế.
Trong một tuyên bố, Liên minh châu Phi (AU) bày tỏ hy vọng cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Xu-đăng và Nam Xu-đăng đạt kết quả. Từ Niu Oóc (New York), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Mun (Ban Ki-moon) cũng hoan nghênh cuộc đối thoại giữa hai người đứng đầu nhà nước Xu-đăng và Nam Xu-đăng. Ông kêu gọi hai bên cùng thể hiện quyết tâm mạnh mẽ để giải quyết những bất đồng liên quan tới an ninh và lãnh thổ, đồng thời thực hiện nghiêm túc mọi thỏa thuận về biên giới đã được ký kết.
Nam Xu-đăng tách khỏi Xu-đăng trở thành một quốc gia độc lập từ tháng 7-2011 theo một thỏa thuận hòa bình năm 2005 nhằm chấm dứt nhiều thập kỷ nội chiến. Tuy nhiên kể từ đó, hai quốc gia này vẫn chưa phân định xong đường biên giới, vốn chạy qua nhiều cơ sở sản xuất dầu mỏ ở nước Xu-đăng thống nhất trước đây. Hai nước hiện vẫn đang xung đột về A-bi-ây (Abyei), khu vực cả Khắc-tum và Giu-ba đều tuyên bố chủ quyền và hiện do các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc kiểm soát. Hồi tháng 9-2012, hai bên đã nhất trí việc rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp là điều kiện tiên quyết để nối lại xuất khẩu dầu mỏ từ Nam Xu-đăng qua Xu-đăng, song việc thực thi thỏa thuận hòa bình rơi vào bế tắc do chưa giải quyết được các bất đồng./.
Chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992  (05/01/2013)
Nhiều hoạt động chăm lo, chuẩn bị cho người dân vui đón Tết  (05/01/2013)
Thanh tra, kiểm tra 4 nội dung trọng tâm về tài nguyên và môi trường trong năm 2013  (05/01/2013)
Mỹ: Nguy cơ giảm tiêu dùng, kinh tế tăng trưởng chậm  (05/01/2013)
Toàn dân chung tay xây dựng, hoàn thiện Đạo luật gốc  (05/01/2013)
Năm 2013, Việt Nam sẽ thu hút 14 tỷ USD vốn FDI  (05/01/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên