Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/2012/QH13 của Quốc hội và Chỉ thị số 22 ngày 28-12-2012 của Bộ Chính trị, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Mục đích của đợt triển khai này nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống MTTQ Việt Nam và toàn dân đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha, yêu cầu của đợt triển khai này tổ chức thảo luận, lấy ý kiến đại diện các tầng lớp nhân dân thông qua các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác; ý kiến của các đại diện tiêu biểu trong giới nhân sĩ, trí thức, luật gia, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bao gồm chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân...; trong đó tập trung góp ý sâu vào các nội dung về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp...
Việc lấy ý kiến được tổ chức chủ yếu theo hình thức hội nghị, hội thảo do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quyết định phù hợp với các nội dung góp ý và đối tượng tham gia. Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ tiếp nhận các ý kiến góp ý trực tiếp bằng văn bản của các tầng lớp nhân dân để tổng hợp chung.
Theo Kế hoạch, trong tháng 1-2003, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ phân công hoặc theo đề xuất của Ban chủ nhiệm các hội đồng tư vấn tổ chức các cuộc họp, hội thảo chuyên đề góp ý về các nội dung liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mỗi hội đồng hoặc liên hội đồng tư vấn. Từ nay đến tháng 3-2013, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam triệu tập và chủ trì các hội nghị lấy ý kiến: các vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (khóa VII); đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các vị trong Ban Thường trực, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam các thời kỳ, Ban Chủ nhiệm các hội đồng tư vấn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các tổ chức thành viên và một số tổ chức xã hội khác; Chủ tịch MTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nhân sĩ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc các tôn giáo là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Đồng chí Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhấn mạnh: Việc tổ chức phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm theo đúng phương thức tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam. Bên cạnh đó, tổng hợp đầy đủ, chính xác các ý kiến góp ý để phản ánh kịp thời đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Các đại biểu dự Hội nghị đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm làm rõ và cụ thể hơn Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm đảm bảo hiệu quả, thiết thực, dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tránh hình thức. Theo các đại biểu, cách thức thảo luận, lấy ý kiến, tiếp thu sẽ quyết định chất lượng nội dung sửa đổi Hiến pháp. Do đó, MTTQ Việt Nam cần tiếp nhận các ý kiến đóng góp bằng nhiều hình thức từ văn bản, hòm thư đến gặp gỡ trực tiếp. Trong quá trình tập hợp ý kiến chú ý đến cả các ý kiến riêng lẻ chứ không chỉ lấy theo đa số. Mặt trận cần phối hợp cùng các tổ chức thành viên tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến trong các tôn giáo...
Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm tiếp thu, ghi nhận các ý kiến, đồng thời phản ánh với các cơ quan có liên quan tiếp thu trong quá trình lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân.
Chủ tịch Huỳnh Đảm mong muốn, các đại biểu phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong quá trình xây dựng chính quyền và tham gia sửa đổi Hiến pháp. Qua đó thể hiện trách nhiệm, tình cảm, quyết tâm của MTTQ Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cao cả. Chủ tịch Huỳnh Đảm khẳng định: Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng này thành công hay không có vai trò, sự chung tay rất lớn của các tổ chức thành viên. Nếu cả 46 tổ chức thành viên là đại diện cho tất cả các giai tầng xã hội làm tốt nhiệm vụ theo vai trò, vị trí, chức năng của mình thì phát huy cao nhất ý chí, tâm huyết của toàn dân; lắng nghe ý kiến rộng rãi của toàn thể nhân dân, tập hợp thành ý chí, nguyện vọng chung.
Chủ tịch Huỳnh Đảm lưu ý, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, toàn dân chủ động góp ý theo vai trò, vị trí, chức năng của mình, từng tổ chức thành viên chủ động, độc lập tổ chức để các hội viên, các tầng lớp nhân dân thuộc lĩnh vực phụ trách góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì phối hợp với cơ quan Trung ương của các tổ chức thành viên tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của các thành viên tổ chức mình, ý kiến của các tổ chức xã hội khác, ý kiến của các đại diện tiêu biểu trong giới nhân sĩ, trí thức, luật gia, các tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.../.
Bế mạc kỳ họp thứ 6 Hội đồng Lý luận Trung ương  (04/01/2013)
Những chuyến tàu đầu tiên mang quà Tết ra Trường Sa  (04/01/2013)
Tổ chức an vị Tượng cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong  (04/01/2013)
10 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu năm 2012  (03/01/2013)
Năm An toàn giao thông 2012 đạt kết quả quan trọng bước đầu  (03/01/2013)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Bộ Công an  (03/01/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên