Liên đoàn Luật sư ra tuyên bố phản đối Trung Quốc
21:26, ngày 02-07-2012
Liên đoàn Luật sư Việt Nam (VBF) đã ra tuyên bố phản đối hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của phía Trung Quốc.
Sau đây là Tuyên bố của VBF:
Ngày 21-6-2012, trang mạng của Bộ Dân chính Trung Quốc thông báo việc Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý, lịch sử khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” đã xâm phạm thô bạo chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.
Tiếp đó, ngày 23-6-2012, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo mở thầu quốc tế 09 lô dầu khí có tên JY 22, HY 10, HY 34, BS 16, DW 04, DW 22, YQ 18, RG 03 và RJ 27 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nơi gần nhất cách đảo Phú Quý của Việt Nam khoảng 13 hải lý, cách bờ biển Việt Nam khoảng 60 hải lý.
Hành vi nêu trên của phía Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã được Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định tại Điều 55, Điều 56, Điều 57, Điều 76 và Điều 77; đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa Chính phủ các nước thành viên ASEAN và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam tuyên bố:
1. Liên đoàn Luật sư Việt Nam cực lực phản đối quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” của phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay quyết định sai trái này.
2. Liên đoàn Luật sư Việt Nam lên án mạnh mẽ và cực lực phản đối hành vi của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế 09 lô dầu khí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam; yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay Thông báo mở thầu phi pháp này. Liên đoàn Luật sư Việt Nam khuyến cáo các công ty dầu khí quốc tế tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, tẩy chay việc mời thầu phi pháp của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
3. Liên đoàn Luật sư Việt Nam yêu cầu Trung Quốc nghiêm chỉnh tôn trọng và thực hiện các cam kết của Chính phủ Trung Quốc với Chính phủ các nước ASEAN quy định trong Tuyên bố giữa các nước ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.
4. Liên đoàn Luật sư Việt Nam kêu gọi Trung Quốc với tư cách là Thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ứng xử có trách nhiệm, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
5. Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21-6-2012 và ngày 26-6-2012 về hai vấn đề nêu trên.
6. Liên đoàn Luật sư Việt Nam ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc; đồng thời đề nghị phía Trung Quốc tôn trọng và thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
7. Liên đoàn Luật sư Việt Nam kêu gọi các tổ chức Luật sư quốc gia của các nước thành viên ASEAN, Hiệp hội Luật châu Á Thái Bình Dương (LAWASIA), Hiệp hội Luật sư Trung Quốc và tất cả các tổ chức Luật sư trên thế giới, cùng lên tiếng bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, giữ gìn hòa bình ổn định ở Biển Đông, cùng chung sức xây dựng một thế giới dân chủ, công bằng, văn minh.
8. Liên đoàn Luật sư Việt Nam khẳng định sẽ làm hết sức mình để góp phần xứng đáng vào công cuộc đấu tranh pháp lý của Nhà nước và Nhân dân Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc./.
Đoàn cấp cao Bộ Tài nguyên và Môi trường thăm Lào  (02/07/2012)
Australia, Indonesia ký Ghi nhớ hợp tác quốc phòng  (02/07/2012)
Phái đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Mozambique, Angola  (02/07/2012)
Thứ trưởng quốc phòng tiếp Tùy viên quốc phòng Mỹ  (02/07/2012)
Liên hợp quốc thảo luận hiệp ước kiểm soát buôn bán vũ khí  (02/07/2012)
Quốc hội Hàn Quốc chính thức họp phiên đầu tiên  (02/07/2012)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay