Kỷ niệm 30 năm Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc - Kêu gọi các nước tăng cường bảo vệ môi trường biển
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, nhiều nước nhấn mạnh UNCLOS là một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọng nhất của thế kỷ 20 và nay đã trở thành điều ước phổ cập với 162 quốc gia thành viên. Công ước tạo ra một trật tự pháp lý quốc tế công bằng và toàn diện cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, giúp duy trì hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế trên thế giới.
Phát biểu tại Hội nghị, đoàn Việt Nam đã khẳng định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định của UNCLOS, tôn trọng quyền hợp pháp của các quốc gia ven biển đối với lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ, hợp tác phát triển nghiên cứu khoa học biển, khai thác tối ưu tài nguyên cũng như bảo vệ môi trường biển và quản lý Vùng Đáy đại dương quốc tế vì lợi ích của nhân loại.
Đoàn Việt Nam cho biết, Hà Nội đã ký UNCLOS ngay từ năm 1982 và phê chuẩn công ước này vào năm 1994. Căn cứ vào các quy định của UNCLOS, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục ban hành luật lệ quốc gia thiết lập các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đồng thời quy định việc tổ chức và quản lý các hoạt động sử dụng biển, thăm dò khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, cũng như tuân thủ các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển. Việt Nam cũng cam kết tiếp tục tuân thủ các quy định của Công ước Luật biển của Liên hợp quốc, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác cùng hành động nhằm duy trì hòa bình, an ninh và thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông.
Cũng nhân lễ kỷ niệm 30 năm ký kết Công ước về Luật Biển năm 1982, cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi các nước chưa tham gia, cần sớm phê chuẩn công ước này. Theo ông, công ước là một đóng góp quan trọng cho việc giữ gìn hòa bình, công lý và tiến bộ cho mọi người dân trên thế giới. Trải qua 3 thập kỷ, công ước này tiếp tục là định hướng quan trọng trong thiết lập tính pháp trị đối với đại dương và biển cả của thế giới.
Công ước về Luật Biển lần đầu tiên được đưa ra ký kết năm 1982 và có hiệu lực năm 1994, hiện đã được 60 quốc gia phê chuẩn. Công ước quy định tất cả các vấn đề liên quan đến không gian đại dương, từ phân định ranh giới biển, các quy định về môi trường, nghiên cứu khoa học, thương mại và giải quyết các tranh chấp liên quan đến các vấn đề đại dương.
* Ngày 8-6 cũng diễn ra lễ kỷ niệm “Ngày Đại dương thế giới” (World Ocean Day). Phát biểu nhân lễ kỷ niệm Ngày đại dương thế giới, Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã hối thúc các quốc gia tăng cường nỗ lực bảo vệ các đại dương của thế giới hiện đang bị đe dọa bởi tình trạng khai thác hải sản quá mức, chất thải độc hại và biến đổi khí hậu. Ông Ban Ki-moon đồng thời nhấn mạnh thế giới cần tăng cường hành động để bảo vệ các đại dương đang bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khai thác cạn kiệt hải sản và sự suy giảm nghiêm trọng môi trường biển.
Trong thông điệp của mình, người đứng đầu Liên hợp quốc khẳng định bảo vệ đại dương và vùng duyên hải sẽ là một trong những mục tiêu quan trọng tại hội nghị phát triển bền vững (Rio+20) dự kiến được tổ chức tại Brasil vào cuối tháng này. Theo ông, Rio+20 phải huy động được Liên hợp quốc, các chính phủ và các đối tác nhằm nâng cao quản lý và bảo vệ các đại dương thông qua các sáng kiến ngăn chặn việc khai thác hải sản quá mức, cải thiện bảo vệ môi trường biển và giảm ô nhiễm đại dương cũng như tác động của biến đổi khí hậu./.
Hội thảo lý luận lần thứ 8 giữa ĐCS Việt Nam và ĐCS Trung Quốc  (09/06/2012)
Kiên trì điều phối tổng thể, nắm bắt trọng điểm chiến lược, đẩy nhanh hơn nữa chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế  (08/06/2012)
Kiên trì điều phối tổng thể, nắm bắt trọng điểm chiến lược, đẩy nhanh hơn nữa chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế  (08/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay