Diễn đàn Thương hiệu biển Việt Nam lần thứ IV
22:05, ngày 07-06-2012
Ngày 7-6-2012, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Bộ Tài Nguyên và Môi trường, và Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp tổ chức Diễn đàn Thương hiệu biển Việt Nam lần thứ IV với chủ đề “Tiềm năng kinh tế và sinh thái môi trường các đảo, quần đảo Việt Nam”. Diễn đàn có sự tham dự của đại diện các bộ, ngành trung ương và đại diện của 28 tỉnh thành ven biển Việt Nam.
Diễn đàn Thương hiệu biển Việt Nam lần này với 20 tham luận của các đại biểu, nhà khoa học, học giả, nhà nghiên cứu... đưa ra trình bày về các vấn đề như: Xây dựng thương hiệu biển, bài học và cơ hội để Việt Nam thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam, khai thác tiềm năng, lợi thế về biển để phát triển kinh tế, du lịch, vấn đề biến đổi khí hậu... Với các góc nhìn về tiềm năng kinh tế và sinh thái môi trường các đảo và quần đảo Việt Nam từ công tác quản lý, quy hoạch và định hướng phát triển; góc nhìn của ngành kinh tế trọng điểm, doanh nghiệp, các hiệp hội, tổ chức trong nước và quốc tế; định hướng, phát triển của các địa phương có đảo....
Diễn đàn Thương hiệu biển Việt Nam lần thứ IV là hoạt động được tổ chức nhằm trao đổi, thảo luận, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các nhà quản lý, nhà khoa học, lãnh đạo các địa phương, các tổ chức trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp trong việc kết hợp khai thác tiềm năng kinh tế đảo, với việc giữ gìn, bảo vệ sinh thái môi trường các đảo, quần đảo Việt Nam theo hướng bền vững, trên cơ sở đó sẽ xây dựng thương hiệu biển cho các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp. Ngoài ra, đây sẽ là dịp để tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như việc tôn vinh những giá trị, thương hiệu địa danh các đảo, quần đảo của Việt Nam.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển nhấn mạnh: Xuất phát từ những tiềm năng, lợi thế biển, đảo và yêu cầu phát tiển của đất nước, Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã xác định kinh tế biển, đảo là một trong 5 bước đột phá về phát triển kinh tế biển, ven biển đến năm 2020 và sau 2020, đồng thời đặt ra các nhiệm vụ: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra định cư và làm ăn lâu dài trên biển, vừa phát triển kinh tế, vừa làm nhiệm vu bảo vệ vùng biển Tổ quốc;… Tiếp đó, Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ IV (khóa 10), một lần nữa đã khẳng định: Phát triển kinh tế hải đảo là một trong những bước đột phá về phát triển kinh tế biển, ven biển đến năm 2020.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Trần Minh Sanh cũng nhấn mạnh, là một trong 28 tỉnh, thành ven biển trong cả nước, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có nhiều tiềm năng biển và hải đảo hết sức phong phú và đa dạng để phát triển một nền kinh tế biển tổng hợp. Vì thế, việc quảng bá và xây dựng thương hiệu sản vật, sản phẩm biển thân thiện với môi trường cho Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng và các tỉnh, thành phố ven biển nói chung là một việc làm rất cấp bách và thiết thực, phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững của quốc gia./.
Diễn đàn Thương hiệu biển Việt Nam lần thứ IV là hoạt động được tổ chức nhằm trao đổi, thảo luận, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các nhà quản lý, nhà khoa học, lãnh đạo các địa phương, các tổ chức trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp trong việc kết hợp khai thác tiềm năng kinh tế đảo, với việc giữ gìn, bảo vệ sinh thái môi trường các đảo, quần đảo Việt Nam theo hướng bền vững, trên cơ sở đó sẽ xây dựng thương hiệu biển cho các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp. Ngoài ra, đây sẽ là dịp để tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như việc tôn vinh những giá trị, thương hiệu địa danh các đảo, quần đảo của Việt Nam.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển nhấn mạnh: Xuất phát từ những tiềm năng, lợi thế biển, đảo và yêu cầu phát tiển của đất nước, Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã xác định kinh tế biển, đảo là một trong 5 bước đột phá về phát triển kinh tế biển, ven biển đến năm 2020 và sau 2020, đồng thời đặt ra các nhiệm vụ: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra định cư và làm ăn lâu dài trên biển, vừa phát triển kinh tế, vừa làm nhiệm vu bảo vệ vùng biển Tổ quốc;… Tiếp đó, Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ IV (khóa 10), một lần nữa đã khẳng định: Phát triển kinh tế hải đảo là một trong những bước đột phá về phát triển kinh tế biển, ven biển đến năm 2020.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Trần Minh Sanh cũng nhấn mạnh, là một trong 28 tỉnh, thành ven biển trong cả nước, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có nhiều tiềm năng biển và hải đảo hết sức phong phú và đa dạng để phát triển một nền kinh tế biển tổng hợp. Vì thế, việc quảng bá và xây dựng thương hiệu sản vật, sản phẩm biển thân thiện với môi trường cho Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng và các tỉnh, thành phố ven biển nói chung là một việc làm rất cấp bách và thiết thực, phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững của quốc gia./.
Quảng Bình chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa  (07/06/2012)
Hiến pháp năm 1992 và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần  (07/06/2012)
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (07/06/2012)
Hoạt động của Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam ở Hàn Quốc  (06/06/2012)
Trung Quốc, Nga mở rộng hợp tác ở các lĩnh vực then chốt  (06/06/2012)
Ấn Độ thử thành công tên lửa đất đối không Akash  (06/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay