"Chiến lược năng lượng ở Pháp, suy ngẫm với Việt Nam"
22:02, ngày 13-05-2012
Ngày 12-5, tại Trung tâm Kinh tế thuộc Đại học Panthéon-Sorbonne, Paris 1, Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp (AVSE) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề "Chiến lược năng lượng ở Pháp, suy ngẫm với Việt Nam."
Hội thảo có sự tham gia của đông đảo chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng của Pháp, Việt Nam và sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam theo học chuyên ngành này.
Các đại biểu dự hội thảo đã được nghe phần tham luận và trình bày của ông Christian Ngô, cựu Giám đốc khoa học thuộc Ủy ban năng lượng nguyên tử Pháp (CEA), Chủ tịch sáng lập công ty Edmonium, hoạt động đa ngành trong lĩnh vực năng lượng, môi trường, phát triển bền vững.
Ông Christian Ngô cho rằng hiện nay thế giới đang ngày càng đối mặt với tình trạng khan hiếm năng lượng do nhu cầu tiêu thụ điện cho sản xuất và sinh hoạt tăng, trong khi nguồn năng lượng hóa thạch có xu hướng ngày càng cạn kiệt, các nguồn năng lượng hạt nhân, năng lượng tái tạo dù đã được đầu tư, phát triển song chưa thể đáp ứng, thay thế các nguồn năng lượng truyền thống.
Tại Pháp, 78% sản lượng điện được sản xuất từ năng lượng hạt nhân, tiếp đến là năng lượng từ dầu lửa, trong khi trên thế giới, hai loại nhiên liệu được dùng để sản xuất điện năng phổ biến hàng đầu là dầu lửa và than đá.
Ông Christian Ngô nhận định trong tương lai, để giải bài toán khan hiếm năng lượng, thế giới, Pháp và các nước đang phát triển như Việt Nam cần có cách tiếp cận tổng thể, đa dạng hóa phát triển các nguồn năng lượng, cả năng lượng hạt nhân, năng lượng tái tạo, cũng như chưa thể loại bỏ năng lượng hóa thạch.
Điều quan trọng hơn hết, theo ông Ngô, là cần giáo dục, nâng cao ý thức người tiêu dùng sử dụng điều độ và tiết kiệm năng lượng, có chiến lược hợp lý phù hợp với đặc điểm, nguồn nhiên liệu, điều kiện kinh tế của mỗi nước để lựa chọn chiến lược phát triển năng lượng đúng đắn.
Các đại biểu Pháp và Việt Nam đã có phần trao đổi cởi mở với diễn giả nhằm làm sáng rõ thêm các vấn đề trong lĩnh vực phát triển năng lượng hiện nay, đề cập đến các vấn đề mang tính thời sự liên quan đến lĩnh vực phát triển điện hạt nhân.
Ông Christian Ngô cho rằng năng lượng hạt nhân được xem là loại năng lượng có chi phí ổn định, rẻ hơn so với một số loại năng lượng tái tạo, ít gây ô nhiễm môi trường và có hàm lượng giá trị gia tăng cao, phù hợp với những nước có nhu cầu sử dụng điện năng lớn.
Ông Christian Ngô là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách đã được các nhà xuất bản tại Pháp ấn hành như "Năng lượng," "Chất thải và ô nhiễm," "Năng lượng nào cho tương lai".../.
Nhật sẽ gánh khoản phúc lợi khổng lồ sau 1 thập kỷ (13/05/2012)
Thành phố Việt Trì được nâng cấp thành đô thị loại 1 (13/05/2012)
Nhà lãnh đạo số hai của Triều Tiên thăm Indonesia (13/05/2012)
Tặng quà và tượng Trần Hưng Đạo cho Trường Sa (13/05/2012)
Cuộc gặp Trung-Nhật-Hàn nhấn mạnh hợp tác 3 bên (13/05/2012)
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam