Phiên họp thứ 17 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đồng chủ trì Phiên họp.
Dự thảo báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II năm 2012 cho thấy, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục có những chuyển biến tích cực; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như: công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác của các cán bộ, công chức, viên chức; minh bạch tài sản, thu nhập;… tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện nhằm phòng ngừa tham nhũng.
Về công tác phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, Thanh tra Chính phủ đã chủ trì, giúp Chính phủ tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và giai đoạn thứ nhất Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng; đã ban hành 11 kết luận thanh tra (tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Sông Đà…). Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm, thiếu sót về kinh tế với số tiền 32.744 tỉ đồng; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 1.584 tỉ đồng; loại khỏi giá trị quyết toán 10 tỉ đồng; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền 10.665 tỉ đồng; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 01 vụ việc.
Thanh tra các tỉnh, thành phố đã kết thúc 310 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội; tiến hành 23 cuộc thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc triển khai, thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý số tiền hơn 74.595 triệu đồng, chuyển xử lý hình sự 03 vụ có hành vi tham nhũng.
Kiểm toán Nhà nước đã kết thúc kế hoạch kiểm toán năm 2011; kiến nghị xử lý tài chính của 147/151 cuộc kiểm toán đã phát hành báo cáo, trong đó các khoản tăng thu là 2.534,5 tỉ đồng; các khoản giảm chi là 2.282,9 tỉ đồng.
Trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, trong quý đã khởi tố 55 vụ/104 bị can về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2011 tăng 12,24% về số vụ và 8,33% về số bị can); truy tố 67 vụ/163 bị can về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2011 tăng 34% về số vụ và 71,57% về số bị can); tòa án đã xét xử sơ thẩm 36 vụ /67 bị cáo (so với cùng kỳ năm 2011 giảm 21,73% về số vụ và 48,85 về số bị cáo). Đối với 27 vụ án tham nhũng mà Ban Chỉ đạo và giao Văn phòng Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, đến nay, đã xét xử 7 vụ (xét xử phúc phẩm 01 vụ là vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, xét xử sơ thẩm 6 vụ là vụ Trần Văn Khánh, vụ Vinashin, vụ Trần Lệ Thủy…); Tòa án đang thụ lý 3 vụ; Viện Kiểm sát đang truy tố 4 vụ; đang điều tra 9 vụ; đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra 4 vụ.
Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, báo cáo cũng chỉ ra những hạn chế yếu kém của công tác phòng, chống tham nhũng như: Một số địa phương đã xử lý nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nhưng không có trường hợp nào xử lý trách nhiệm người đứng đầu vì để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; việc thực hiện quy định về kê khai tài sản, thu nhập còn chậm; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng còn chậm, kéo dài, nguyên nhân vướng mắc chủ yếu là do công tác giám định tài chính, giám định chất lượng công trình hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu, tiến độ điều tra; nhiều địa phương chưa chấp hành nghiêm túc quy định chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng...
Về chương trình công tác quý II/2012, Ban Chỉ đạo xác định tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục giúp Bộ Chính trị hoàn chỉnh Đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa XI); nghiên cứu, đề xuất việc kiện toàn mô hình Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 137 về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng; khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn sử dụng Quỹ Khen thưởng phòng, chống tham nhũng để kịp thời khen thưởng những người có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện tham nhũng; tập trung chỉ đạo công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, không để kéo dài; phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng theo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
Thảo luận tại Phiên họp, đa số các đại biểu đều bày tỏ sự nhất trí cao trước kết quả và tồn tại của công tác phòng, chống tham nhũng quý I/2012, cơ bản tán thành kế hoạch hoạt động quý II mà Văn phòng Ban Chỉ đạo dự kiến; đồng thời cũng tích cực thảo luận, kiến nghị đề xuất kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng.
Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những ý kiến phát biểu, đề xuất của các thành viên Ban Chỉ đạo như: xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng; các chế tài xử lý, bản án phải đủ sức răn đe; đẩy mạnh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng; tập trung phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng…, đồng thời cũng cơ bản đồng tình với những nhiệm vụ trọng tâm trong nêu trên trong quý II/2012 mà dự thảo báo cáo của Ban Chỉ đạo đã xác định. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thời gian qua, các giải pháp đề ra trên cả hai mặt là phòng và chống tham nhũng đã tiếp tục được triển khai thực hiệu quả và đạt được những kết quả tích cực bước đầu.
Thủ tướng yêu cầu cần nêu cao hơn nữa tinh thần quyết tâm, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), trước hết là nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, của lãnh đạo cấp ủy, nhất là nêu cao vai trò và trách nhiệm của chi bộ; tăng cường khả năng phát hiện và đấu tranh chống tham nhũng; nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý đến nơi đến chốn các kết luận của thanh tra, kiểm toán, làm rõ bản chất của vụ việc tham nhũng... Trước mắt, cần tập trung chỉ đạo điều tra có kết luận rõ ràng, minh bạch, khẩn trương về những vụ án nghiêm trọng phức tạp tồn đọng, không được để những trường hợp còn kéo dài 5-7 năm như hiện nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài. Hiện nay, Chính phủ đang tích cực, quyết liệt chỉ đạo khắc phục các kẽ hở trong quản lý, hoàn thiện các thể chế kinh tế về đất đai, khoáng sản, doanh nghiệp nhà nước, tín dụng - ngân hàng, thu chi ngân sách, xây dựng cơ bản, khám chữa bệnh...; khẩn trương hoàn thiện các thể chế phòng ngừa tham nhũng, đẩy mạnh khâu kiểm tra việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu, việc chấp hành kê khai tài sản... Đặc biệt là quan tâm giải quyết vấn đề tiền lương, tiền công trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay; tăng cường vai trò giám sát của nhân dân, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể...
Nhằm phục vụ cho việc kiện toàn mô hình, bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, cần thảo luận nghiêm túc, thống nhất, lấy ý kiến để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời gian tới./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (25/04/2012)
Hợp tác giữa tỉnh Quảng Trị và 2 tỉnh Savannakhet và Salavan (Lào) mang lại hiệu quả nhiều mặt (25/04/2012)
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam