Việt Nam dự Hội nghị Thủy đạc Quốc tế lần thứ 18
Từ ngày 23 – 27-4, tại Monaco đã diễn ra Hội nghị Thủy đạc Quốc tế lần thứ 18, với sự tham gia của hơn 100 đoàn đại biểu các nước thành viên Tổ chức Thủy đạc Quốc tế, các nước quan sát viên và đại diện các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực biển.
Đoàn Việt Nam do Đại tá Nguyễn Văn Kiệm, Phó Tham mưu trưởng Hải quân, Bộ Quốc phòng, cơ quan đầu mối quốc gia về thủy đạc, đã dự Hội nghị với tư cách là quan sát viên. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại Công quốc Monaco Dương Chí Dũng đã tham gia các hoạt động của đoàn.
Tổ chức Thủy đạc Quốc tế thành lập năm 1921 và hoạt động trên cơ sở Công ước được các nước thành viên thống nhất ký kết năm 1967, là tổ chức tư vấn kỹ thuật có mục đích phối hợp giữa các quốc gia trong công tác thủy đạc, thống nhất hải đồ và các tài liệu trợ giúp hàng hải, thực hiện và khai thác nghiên cứu thủy đạc, phát triển công nghệ và hợp tác đào tạo nâng cao năng lực thủy đạc của các quốc gia nhằm tăng cường an toàn hàng hải quốc tế.
Việt Nam đã đệ đơn gia nhập Tổ chức Thủy đạc Quốc tế từ tháng 5-2011 và hiện đang tiến hành các bước thủ tục cần thiết để trở thành thành viên chính thức của Tổ chức này.
Hội nghị Thủy đạc Quốc tế lần thứ 18 đã kiểm điểm lại các hoạt động trong giai đoạn 2007-2011, đánh giá Tổ chức Thủy đạc Quốc tế đã có nhiều bước phát triển quan trọng trong hợp tác cũng như mở rộng thành viên, đồng thời cũng đang đứng trước những thách thức mới đặt ra trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hàng hải quốc tế.
Hội nghị đã thông qua nhiều biện pháp nhằm thắt chặt hơn nữa việc thống nhất hải đồ, tăng cường các chương trình hợp tác, phối hợp trên toàn cầu cũng như ở từng khu vực, gia tăng hỗ trợ các nước trong công tác thủy đạc nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn hàng hải quốc tế.
Phát biểu tại Hội nghị, đoàn Việt Nam hoan nghênh sự phát triển và các thành tựu mà Tổ chức này đạt được trong những năm qua, nhấn mạnh mong muốn của Việt Nam với tư cách là một quốc gia có đường bờ biển dài, diện tích vùng biển rộng lớn, năng lực thủy đạc đang ngày càng được nâng cao, sẽ sớm trở thành thành viên của Tổ chức Thủy đạc Quốc tế, để góp phần thúc đẩy hợp tác thủy đạc phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế, vận tải đường biển và đảm bảo an toàn hàng hải tại khu vực cũng như trên quốc tế.
Các đại biểu tham gia Hội nghị đã bày tỏ ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thủy đạc Quốc tế và đề nghị Tổ chức, cùng các nước thành viên, đẩy nhanh việc hoàn thành các thủ tục cần thiết để có thể kết nạp Việt Nam và các nước thành viên mới trong thời gian tới.
Đoàn Việt Nam đã gặp gỡ và tiếp xúc với lãnh đạo Tổ chức Thủy đạc Quốc tế, Chủ tịch Hội nghị và nhiều đoàn đại biểu các nước để trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thủy đạc./.
Đồng chí Phạm Gia Khiêm nhận Huân chương của Nhật (29/04/2012)
V.Putin - Con người thay đổi nước Nga (29/04/2012)
Nhớ về Mùa Xuân toàn thắng (29/04/2012)
- Bối cảnh quốc tế và trong nước - Những vấn đề đặt ra để đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới
- Bảy mươi lăm năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nga: Viết tiếp những trang sử vẻ vang và tự hào
- Vai trò công tác tuyên truyền của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh trong xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu
- Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội tự tin, vững bước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Giá trị lịch sử cách mạng của “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và việc vận dụng sáng tạo vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên