Thông điệp liên bang 2012: Cương lĩnh tranh cử nhiệm kỳ hai của Tổng thống Barack Obama
00:15, ngày 26-01-2012
Vào 9 giờ tối 24-1 (giờ Mỹ, tức 9
giờ sáng 25-1 theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đọc Thông
điệp liên bang trước Quốc hội khóa 112. Đây là thông điệp liên bang lần
thứ ba kể từ khi ông trở thành Tổng thống Mỹ và cũng được coi là cương
lĩnh tranh cử nhiệm kỳ hai của ông.
Mặc dù dành nhiều thời gian cho các vấn đề đối nội, nhưng ông Barack Obamađã rất khôn ngoan khi mở đầu bài diễn văn bằng việc ca ngợi "chiến tích" kết thúc cuộc chiến kéo dài gần 9 năm tại Iraq và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.
Thông điệp liên bang 2012 được đọc trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vừa trải qua cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất trong vòng 70 năm qua và đà phục hồi vẫn còn chưa vững chắc, chính trị nội bộ Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc giữa cơ quan hành pháp với Thượng viện do Đảng Dân chủ kiểm soát và Hạ viện do Đảng Cộng hòa chiếm đa số. Ông Barack Obama tự cho mình là người đi tiên phong trong việc bảo vệ quyền lợi của tầng lớp trung lưu, lực lượng nòng cốt của xã hội và kinh tế Mỹ, trong lúc mô tả các ứng cử viên Cộng hòa là đại diện cho tầng lớp thiểu số giàu có.
Trong thông điệp liên bang 2012, ông Barack Obama dành nhiều thời gian nhấn mạnh vào ba ưu tiên lớn gồm: nâng cao năng lực sản xuất, tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng tái sinh và cải thiện hệ thống giáo dục, đào tạo. Tổng thống Barack Obama kêu gọi quay trở lại với “các giá trị Mỹ”, xây dựng và phát triển một xã hội thịnh vượng và công bằng, trong đó trách nhiệm và cơ hội là cho tất cả mọi người. Ông nhấn mạnh, nước Mỹ hiện nay không thể đi theo hướng "ai được lợi cứ hưởng mãi và người thua thiệt vẫn tiếp tục thua thiệt". Biện pháp mà ông Barack Obama đưa ra là tiếp tục hối thúc Quốc hội sớm thay đổi bộ luật thuế, theo đó, các tập đoàn và thiểu số những người giàu có phải đóng thuế cao hơn để chính phủ có tiền tăng đầu tư và bảo đảm sự công bằng xã hội. Trong bản thông điệp liên bang, ông kêu gọi tiếp tục ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tiếp tục kêu gọi gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các tuyến đường cao tốc liên bang và hệ thống cầu cống để tạo đà phát triển bền vững và lâu dài cho nền kinh tế Mỹ. Đồng thời, ông cũng đề xuất tạo điều kiện dễ dàng hơn cho sinh viên vay tiền đi học, tiếp tục tìm giải pháp để giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nhà đất, căn nguyên gây ra cuộc suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trước mắt, ông Barack Obama hối thúc Quốc hội sớm thông qua kế hoạch 447 tỉ USD thúc đẩy kinh tế, tạo công ăn việc làm. Đây là bản kế hoạch đã bị phe Cộng hòa ngăn chặn trong năm 2011 vì trong đó bao gồm cả việc tăng thuế đối với người giàu. Ông Barack Obama tiếp tục đề nghị trợ cấp cho các bang đang gặp khó khăn để duy trì đội ngũ giáo viên và những người lần đầu tiên có công ăn việc làm; gia hạn hết năm 2012 đạo luật thuế thu nhập thấp cho 160 triệu người lao động và các khoản trợ cấp cho những người bị thất nghiệp lâu đã kéo dài nhưng hết hiệu lực từ ngày 29-2 tới. Ông Barack Obama đề xuất miễn thuế cho những công ty có sáng kiến đưa công ăn việc làm từ nước ngoài trở về Mỹ; thúc đẩy năng lượng sạch; cải thiện môi trường giáo dục, đào tạo nghề.
Về chính sách đối ngoại, Tổng thống Barack Obama đã nhấn mạnh một số thành tựu nổi bật trong 3 năm ông cầm quyền. Ông đặc biệt ca ngợi chiến tích của lực lượng đặc nhiệm Mỹ hồi tháng 5 năm 2011 tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden cũng như việc Mỹ hỗ trợ và tạo điều kiện cho cái gọi là làn sóng biểu tình “Mùa Xuân Arập” lật đổ một loạt chế độ ở Trung Đông-Bắc Phi. Ông Barack Obama một lần nữa tiếp tục răn đe Iran và gây áp lực đối với Tổng thống Xyri. Trong thông điệp liên bang 2012, ông một lần nữa thể hiện quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, tiếp tục đòi Bắc Kinh thay đổi chính sách tiền tệ để tạo sân chơi bình đẳng hơn cho hàng hóa của Mỹ.
Ngay trước khi ông Barack Obama đọc bản thông điệp liên bang, Chủ tịch Hạ viện, Hạ nghị sỹ Đảng Cộng hòa John Boehner đã mô tả bản thông điệp liên bang 2012 của ông Barack Obama là “lâm li” nhưng chỉ là bản sao của các chính sách cũ, chi nhiều hơn, thuế cao hơn, những thứ “đã đẩy kinh tế Mỹ vào tình trạng tệ hại hơn”.
Sau khi đọc thông điệp liên bang, ngày 25-1 ông Barack Obama sẽ sử dụng cương lĩnh này đi vận động tranh cử 5 ngày tại 5 bang được xác định là “trận địa giành giật quyết liệt” trong cuộc bầu cử tháng 11-2012, đó là Iowa, Arizona, Nevada, Colorado và Michigan.
Trong cuộc bầu cử năm 2008, ông Barack Obama giành chiến thắng tại 4 trong 5 bang này, trừ Arizona./.
Thông điệp liên bang 2012 được đọc trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vừa trải qua cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất trong vòng 70 năm qua và đà phục hồi vẫn còn chưa vững chắc, chính trị nội bộ Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc giữa cơ quan hành pháp với Thượng viện do Đảng Dân chủ kiểm soát và Hạ viện do Đảng Cộng hòa chiếm đa số. Ông Barack Obama tự cho mình là người đi tiên phong trong việc bảo vệ quyền lợi của tầng lớp trung lưu, lực lượng nòng cốt của xã hội và kinh tế Mỹ, trong lúc mô tả các ứng cử viên Cộng hòa là đại diện cho tầng lớp thiểu số giàu có.
Trong thông điệp liên bang 2012, ông Barack Obama dành nhiều thời gian nhấn mạnh vào ba ưu tiên lớn gồm: nâng cao năng lực sản xuất, tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng tái sinh và cải thiện hệ thống giáo dục, đào tạo. Tổng thống Barack Obama kêu gọi quay trở lại với “các giá trị Mỹ”, xây dựng và phát triển một xã hội thịnh vượng và công bằng, trong đó trách nhiệm và cơ hội là cho tất cả mọi người. Ông nhấn mạnh, nước Mỹ hiện nay không thể đi theo hướng "ai được lợi cứ hưởng mãi và người thua thiệt vẫn tiếp tục thua thiệt". Biện pháp mà ông Barack Obama đưa ra là tiếp tục hối thúc Quốc hội sớm thay đổi bộ luật thuế, theo đó, các tập đoàn và thiểu số những người giàu có phải đóng thuế cao hơn để chính phủ có tiền tăng đầu tư và bảo đảm sự công bằng xã hội. Trong bản thông điệp liên bang, ông kêu gọi tiếp tục ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tiếp tục kêu gọi gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các tuyến đường cao tốc liên bang và hệ thống cầu cống để tạo đà phát triển bền vững và lâu dài cho nền kinh tế Mỹ. Đồng thời, ông cũng đề xuất tạo điều kiện dễ dàng hơn cho sinh viên vay tiền đi học, tiếp tục tìm giải pháp để giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nhà đất, căn nguyên gây ra cuộc suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trước mắt, ông Barack Obama hối thúc Quốc hội sớm thông qua kế hoạch 447 tỉ USD thúc đẩy kinh tế, tạo công ăn việc làm. Đây là bản kế hoạch đã bị phe Cộng hòa ngăn chặn trong năm 2011 vì trong đó bao gồm cả việc tăng thuế đối với người giàu. Ông Barack Obama tiếp tục đề nghị trợ cấp cho các bang đang gặp khó khăn để duy trì đội ngũ giáo viên và những người lần đầu tiên có công ăn việc làm; gia hạn hết năm 2012 đạo luật thuế thu nhập thấp cho 160 triệu người lao động và các khoản trợ cấp cho những người bị thất nghiệp lâu đã kéo dài nhưng hết hiệu lực từ ngày 29-2 tới. Ông Barack Obama đề xuất miễn thuế cho những công ty có sáng kiến đưa công ăn việc làm từ nước ngoài trở về Mỹ; thúc đẩy năng lượng sạch; cải thiện môi trường giáo dục, đào tạo nghề.
Về chính sách đối ngoại, Tổng thống Barack Obama đã nhấn mạnh một số thành tựu nổi bật trong 3 năm ông cầm quyền. Ông đặc biệt ca ngợi chiến tích của lực lượng đặc nhiệm Mỹ hồi tháng 5 năm 2011 tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden cũng như việc Mỹ hỗ trợ và tạo điều kiện cho cái gọi là làn sóng biểu tình “Mùa Xuân Arập” lật đổ một loạt chế độ ở Trung Đông-Bắc Phi. Ông Barack Obama một lần nữa tiếp tục răn đe Iran và gây áp lực đối với Tổng thống Xyri. Trong thông điệp liên bang 2012, ông một lần nữa thể hiện quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, tiếp tục đòi Bắc Kinh thay đổi chính sách tiền tệ để tạo sân chơi bình đẳng hơn cho hàng hóa của Mỹ.
Ngay trước khi ông Barack Obama đọc bản thông điệp liên bang, Chủ tịch Hạ viện, Hạ nghị sỹ Đảng Cộng hòa John Boehner đã mô tả bản thông điệp liên bang 2012 của ông Barack Obama là “lâm li” nhưng chỉ là bản sao của các chính sách cũ, chi nhiều hơn, thuế cao hơn, những thứ “đã đẩy kinh tế Mỹ vào tình trạng tệ hại hơn”.
Sau khi đọc thông điệp liên bang, ngày 25-1 ông Barack Obama sẽ sử dụng cương lĩnh này đi vận động tranh cử 5 ngày tại 5 bang được xác định là “trận địa giành giật quyết liệt” trong cuộc bầu cử tháng 11-2012, đó là Iowa, Arizona, Nevada, Colorado và Michigan.
Trong cuộc bầu cử năm 2008, ông Barack Obama giành chiến thắng tại 4 trong 5 bang này, trừ Arizona./.
Nga: Đã có 5 ứng cử viên tranh cử tổng thống  (26/01/2012)
Khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 42  (25/01/2012)
Tháng 1-2012, kim ngạch xuất khẩu đạt mức 6,5 tỉ USD  (25/01/2012)
Từ ngày 1-2, Hà Nội thực hiện điều chỉnh giờ học, giờ làm  (25/01/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên