Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII xem xét phạm vi điều chỉnh của Luật tài nguyên nước
Sáng 16-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII tiếp tục chương trình phiên họp thứ 4, thảo luận và cho ý kiến về Dự án Luật tài nguyên nước.
Dự án Luật Tài nguyên nước gồm 81 điều, 10 chương, quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Cho ý kiến vào dự thảo luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng yêu cầu cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dự luật xem xét lại phạm vi điều chỉnh của Luật.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Luật tài nguyên nước phải bao hàm cả nước biển, để đảm bảo ý nghĩa chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, cần nghiên cứu làm rõ hơn về giới hạn vùng nước biển nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật, bảo đảm phù hợp với Công ước quốc tế về Luật biển và thống nhất với các luật liên quan khác.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận xét, dự thảo luật còn nhiều điều khoản, nội dung mang tính định hướng, chính sách, vì vậy ban soạn thảo cần nghiên cứu chỉnh sửa lại theo hướng cụ thể và rõ ràng hơn.
Cùng chung ý kiến với một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, dự thảo luật cần bổ sung một số khái niệm pháp lý, quy định chi tiết hơn về hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tổng kết ý kiến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhấn mạnh, cơ quan soạn thảo cần tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Chính phủ và phối hợp với các cơ quan liên quan của Quốc hội để điều chỉnh lại dự thảo luật.
Cơ quan soạn thảo cần tập trung nghiên cứu làm rõ hơn về phạm vi điều chỉnh của luật; bổ sung các điều luật liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế; quy định chặt chẽ hơn về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, đơn vị tham gia quản lý, sử dụng và khai thác nguồn nước; đồng thời tiếp tục nghiên cứu và đưa ra phương án xây dựng luật trong việc quy định hoạt động quy hoạch tài nguyên nước theo vùng, lưu vực sông hay quy hoạch liên tỉnh./.
Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài tăng lập quan hệ nghị viện  (15/12/2011)
Phiên họp thứ tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII: Đánh giá cụ thể hiệu quả của các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu  (15/12/2011)
Báo cáo Phát triển Thế giới 2012: Việt Nam có những tiến bộ quan trọng về bình đẳng giới  (15/12/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên