Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững
TCCSĐT - Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng XI đã nhấn mạnh việc đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hướng tới phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Đây vừa là yêu cầu đặt ra vừa là mục tiêu của 5 năm tới.
- Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế (đây là nội dung mới so với Đại hội X).
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực cho phát triển.
- Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích, tạo thuận lợi để người lao động học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, đồng thời có cơ chế, chính sách phát hiện, trọng dụng nhân tài. Phát huy tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước, nâng cao nhanh năng suất lao động xã hội và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Tăng cường liên kết, khai thác, phát huy đúng tiềm năng, thế mạnh của từng vùng kinh tế; tạo điều kiện cho phát triển và phát huy vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm, tạo sức lan toả, lôi cuốn các vùng kinh tế khác.
2. Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế
- Cơ cấu lại, xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các dây chuyền sản xuất và mạng lưới phân phối toàn cầu (đây là điểm mới so với Đại hội X).
- Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, sản phẩm xuất khẩu; sản xuất phân bón, thức ăn cho chăn nuôi và thuốc bảo vệ động thực vật...
- Phát triển mạnh công nghiệp xây dựng và phát triển hợp lý công nghiệp sử dụng nhiều lao động, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động.
- Phát triển năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghiệp có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao, nhất là các máy điều khiển kỹ thuật số, hệ thống tự động hoá, có khả năng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm....
- Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao; đẩy mạnh việc xây dựng các khu công nghệ cao; hình thành và phát triển các khu kinh tế tổng hợp ven biển và các khu kinh tế cửa khẩu.
Phấn đấu giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm tăng 7,8 - 8%.
3- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn
- Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu.
- Phát triển lâm nghiệp toàn diện, bền vững, trong đó chú trọng cả rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
- Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường. Đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ với ứng dụng công nghệ cao trong các khâu tìm kiếm ngư trường, đánh bắt và hiện đại hoá các cơ sở chế biến thuỷ sản. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản.
- Xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch phát triển nông thôn và phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm.
Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lý dân cư, bảo đảm an toàn ở những vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển (đây là nội dung mới so với Đại hội X).
Phấn đấu giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân 5 năm 2,6 - 3%/năm. Tỉ trọng lao động nông nghiệp năm 2015 chiếm 40 - 41% lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,8 - 2 lần so với năm 2010.
4- Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao
- Ưu tiên phát triển và hiện đại hoá các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, thương mại, du lịch, vận tải, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ.
- Hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ lớn, vừa là trung tâm giao thương trong nước, vừa là cửa ngõ giao thương với nước ngoài tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết có hiệu quả với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực.
Phấn đấu khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng GDP và gấp ít nhất 1,3 lần tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất sản phẩm vật chất; tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân 5 năm đạt 8 - 8,5%/năm.
5- Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
- Phát triển có trọng tâm, trọng điểm và đầu tư tập trung, dứt điểm, kiên quyết hoàn thành những công trình kết cấu hạ tầng kinh tế then chốt theo hướng hiện đại và tương đối đồng bộ ở các vùng động lực phát triển, các khu công nghệ cao, các khu công nghiệp, khu kinh tế. Hoàn thiện cơ bản mạng lưới giao thông thiết yếu, đường ven biển, đường vành đai biên giới. Hiện đại hoá một số sân bay, cảng biển quan trọng và một số tuyến đường bộ trọng yếu nối kết với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Tiếp tục hoàn thiện theo hướng hiện đại hệ thống giao thông đô thị, tập trung giải quyết tình trạng ách tắc giao thông và ngập úng ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phát triển nhanh nguồn điện đảm bảo đủ điện cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; hoàn chỉnh hệ thống truyền tải điện gắn với bảo đảm vận hành an toàn, phấn đấu giảm 1/3 mức điện tổn thất so với hiện nay. Phát triển hệ thống cung cấp đủ nước sạch cho đô thị, khu công nghiệp và dân cư nông thôn.
- Xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, nước, khí thải và các công trình bảo vệ môi trường. Sớm hoàn chỉnh hệ thống dự báo khí hậu, thời tiết và cơ sở nghiên cứu về biến đổi khí hậu toàn cầu để nâng cao năng lực dự báo, phòng, chống, hạn chế tác hại của thiên tai.
6- Phát triển kinh tế - xã hội hài hoà giữa các vùng, đô thị và nông thôn
- Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng với tầm nhìn dài hạn, tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng theo quy hoạch, khắc phục tình trạng đầu tư trùng lặp, thiếu liên kết giữa các địa phương trong vùng; đồng thời tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các vùng để các vùng đều phát triển, từng bước giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các vùng.
- Phát triển hài hoà giữa thành thị và nông thôn. Phát triển đô thị phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, theo quy hoạch dài hạn, không khép kín theo ranh giới hành chính và xử lý đúng mối quan hệ giữa đô thị hoá và hiện đại hoá nông thôn. Đẩy mạnh việc đưa công nghiệp và dịch vụ về nông thôn để hạn chế tình trạng nông dân ra các thành phố, đồng thời không để một khu vực lãnh thổ rộng lớn nào trống vắng đô thị (đây là điểm mới so với Đại hội X)./.
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  (18/05/2011)
Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức  (18/05/2011)
Chăm lo phát triển văn hóa  (18/05/2011)
Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc  (18/05/2011)
Những điểm mới trong chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng XI  (18/05/2011)
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc  (18/05/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay