“Đồng chí Phùng Chí Kiên với cách mạng Việt Nam”
Ngày 12-5 tại Hà Nội, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Đồng chí Phùng Chí Kiên với cách mạng Việt Nam” nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của đồng chí (18-5-1901-18-5-2011).
Đồng chí Phùng Chí Kiên tên thật là Nguyễn Vĩ, sinh ngày 18-5-1901 trong một gia đình nông dân tại làng Mỹ Quan Thượng, tổng Vạn Phần (nay là xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), một vùng quê giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng.
Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, chứng kiến nỗi thống khổ, lầm than của nhân dân, Phùng Chí Kiên sớm có tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước, cứu dân.
Được giác ngộ cách mạng, năm 1926, Phùng Chí Kiên được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và được giới thiệu sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp huấn luyện chính trị do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức...
Các tham luận nhất trí khẳng định: ông Phùng Chí Kiên là một cán bộ tiền bối của Đảng và cách mạng Việt Nam, người cộng sản mẫu mực, kiên trung, nhà chính trị, quân sự song toàn, một chiến sỹ cách mạng quốc tế, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã hy sinh trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Cuộc đời hoạt động cách mạng vô cùng oanh liệt của Phùng Chí Kiên gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc và những trang vàng của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Là nhà hoạt động chính trị sắc sảo, Phùng Chí Kiên còn thể hiện tài năng của một nhà quân sự. Được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn đi học tại trường Quân sự Hoàng Phố do các chuyên gia quân sự Liên Xô và Trung Quốc giảng dạy, mặc dù chỉ tham gia học tập trong thời gian ngắn, nhưng tài năng quân sự của ông đã được khẳng định qua thực tiễn chiến đấu trong khi tham gia lực lượng Hồng quân Trung Quốc.
Phùng Chí Kiên là một cán bộ cấp cao đầu tiên của Đảng được Bác Hồ và Trung ương Đảng phân công phụ trách công tác quân sự và là một trong những cán bộ lãnh đạo có công lao to lớn đối với quân đội. Do đã có những thành tích xuất sắc, năm 1947, ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định truy phong hàm cấp tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đặt lợi ích của dân tộc lên trên tình cảm và hạnh phúc riêng tư, Phùng Chí Kiên đã vượt qua những hiểm nguy và thách thức, tìm đến với con đường cách mạng do Đảng lãnh đạo. Đồng chí, đồng bào mãi ghi nhớ hình ảnh Phùng Chí Kiên dù bị kẻ địch phục kích bắn trọng thương vẫn kiên quyết ở lại bắn chặn địch cho đồng đội rút lui, đến khi bị bắt, bị hành hạ dã man nhưng vẫn kiên cường giữ vững khí tiết cách mạng và đã anh dũng hy sinh./.
Hội thảo đồng thuận dự án can thiệp sức khỏe nam giới  (16/05/2011)
IMF dự báo kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng vững chắc  (16/05/2011)
Triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh với con đường giải phóng dân tộc  (16/05/2011)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại Tuyên Quang  (16/05/2011)
Tổng kết phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt - Trung  (16/05/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự lễ Kỷ niệm 56 năm Ngày giải phóng Hải Phòng  (16/05/2011)
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay