Hội đàm cấp cao Việt Nam - Mông Cổ
10:51, ngày 31-10-2008
Sáng 30-10, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Nhà nước Việt Nam đã tới Thủ đô U-lan Ba-to, bắt đầu chuyến thăm chính thức Mông Cổ theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Nam-ba-rin En-khơ-bai-a.
Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã được tổ chức tại Cung Nhà nước ở Thủ đô U-lan Ba-to theo nghi lễ trọng thể dành cho Nguyên thủ quốc gia. Tiếp đó, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Nam-ba-rin En-khơ-bai-a đã hội đàm.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng Việt Nam và Mông Cổ tuy xa cách nhau về địa lý nhưng hơn nửa thế kỷ qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, nhân dân hai nước luôn gần gũi và hữu nghị với nhau, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai nước không ngừng phát triển. Đặc biệt, những năm gần đây, việc lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên đi thăm lẫn nhau đã góp phần tăng cường sự hiểu biết, tạo động lực mới thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước chưa tương xứng với quan hệ chính trị và tiềm năng cũng như nhu cầu hợp tác giữa hai bên.
Hai bên nhất trí cần tiếp tục duy trì truyền thống trao đổi đoàn cấp cao và các đoàn ở cấp bộ, ngành, địa phương nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Hai bên cũng nhất trí phối hợp giải quyết vấn đề vận chuyển hàng hóa nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước, phấn đấu tăng kim ngạch buôn bán giữa hai nước lên 10 triệu USD vào năm 2010; tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, tuyên truyền hữu nghị nhằm kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2009.
Hai bên nhất trí cho rằng cần tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế và khu vực. Phía Mông Cổ khẳng định Việt Nam là một trong những người bạn gần gũi và hữu nghị nhất của Mông Cổ, mong muốn Việt Nam trở thành cầu nối trong hợp tác giữa Mông Cổ với các nước Đông Nam Á.
Nhân dịp này, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã thông báo việc Việt Nam quyết định tặng nhân dân Mông Cổ 1.000 tấn gạo và đồng ý bán cho Mông Cổ 20.000 tấn gạo với giá không tính lãi; cung cấp một số xe cứu thương trị giá 300.000 USD thay cho dự án viện trợ xây dựng trạm thủy điện nhỏ mà hai bên đã thỏa thuận trước đây.
Kết thúc hội đàm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Nam-ba-rin En-khơ-bai-a đã chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ về Hợp tác kinh tế và công nghiệp giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Quan hệ Đối ngoại Mông Cổ.
Phát biểu tại buổi gặp gỡ báo chí, Tổng thống Nam-ba-rin En-khơ-bai-a cho biết lãnh đạo hai nước thống nhất đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư lên ngang tầm mối quan hệ chính trị. Hai bên cũng đã trao đổi và nhất trí phải tăng cường hơn nữa hợp tác về văn hóa, giáo dục, du lịch. Tổng thống Nam-ba-rin En-khơ-bai-a bày tỏ tin tưởng diễn đàn kinh doanh Việt Nam - Mông Cổ được tổ chức nhân chuyến thăm sẽ là cơ hội để doanh nghiệp hai nước tìm ra đường hướng hợp tác mới trong tương lai, góp phần phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh Việt Nam và Mông Cổ có nhiều tiềm năng để đưa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư phát triển hơn nữa. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Mông Cổ trong các lĩnh vực như khai thác khoáng sản, du lịch, nông nghiệp. Ủy ban liên Chính phủ hai nước sẽ tích cực triển khai hợp tác. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cảm ơn Nhà nước và nhân dân Mông Cổ đã luôn cổ vũ Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, ủng hộ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định Mông Cổ là người bạn truyền thống, thủy chung, Việt Nam sẽ nỗ lực cao nhất để quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển./.
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 14-10-2008 đến ngày 27-10-2008  (31/10/2008)
Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay  (31/10/2008)
Khai mạc Hội chợ nông nghiệp quốc tế Agroviet 2008  (31/10/2008)
Khai mạc triển lãm quốc tế về máy và thiết bị công nghiệp  (31/10/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên