Trung Quốc kỷ niệm 30 năm cải cách và mở cửa
13:53, ngày 20-12-2008
Sáng 18-12, tại Ðại lễ đường nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, đã diễn ra lễ mít-tinh, kỷ niệm 30 năm thực hiện công cuộc cải cách và mở cửa đất nước, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo hàng đầu và hơn 6.000 đại biểu đại diện đông đảo các tầng lớp nhân dân Trung Quốc. Phát biểu ý kiến tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào nêu rõ, Hội nghị Trung ương lần thứ ba, khóa XI của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 12-1978, đã đưa ra quyết định lịch sử, cải cách nền kinh tế và mở cửa đất nước, đánh dấu bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử của Ðảng kể từ khi nước CHND Trung Hoa ra đời năm 1949; nhấn mạnh, những thay đổi lớn trong 30 năm qua đã chứng minh phương hướng, đường lối cải cách và mở cửa là "hoàn toàn đúng đắn".
Theo Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào, trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc luôn duy trì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở mức cao, trung bình 9,8%/năm, gấp ba lần so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới. GDP từ mức 360 tỉ nhân dân tệ năm 1978, đã lên tới 24.950 tỉ NDT năm 2007, đưa Trung Quốc trở thành một trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 1986, Trung Quốc tiến hành cải cách các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh. Sự ra đời của bốn đặc khu kinh tế, gồm: Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Ðầu và Hạ Môn đã giúp tạo ra động lực phát triển cho toàn bộ đất nước. Tháng 9-1995, Trung Quốc quyết định chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tháng 11-2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chính thức trở thành một thành viên trong hệ thống thương mại đa phương toàn cầu. Tháng 8-2008, Trung Quốc tổ chức thành công Ðại hội thể thao Olympic Bắc Kinh 2008, được đánh giá là đại hội quy mô hoành tráng và thành công nhất trong lịch sử các kỳ đại hội.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào cảnh báo, Trung Quốc còn đối mặt nhiều thách thức, như khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, cơ sở hạ tầng nông nghiệp yếu kém và những vùng nông thôn ít phát triển; nhấn mạnh, Trung Quốc tiếp tục kiên định đường lối cải cách và mở cửa đúng đắn để xây dựng một hệ thống mạnh mẽ, hiệu quả cao, mở cửa hơn nữa, và có một môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học; nêu rõ, cải cách hệ thống chính trị cần bắt kịp với cải cách kinh tế./. |
Tình hữu nghị thắm thiết Trung Quốc - Việt Nam là tài sản quý báu chung của hai nước*  (20/12/2008)
Từ 1-1-2009, Cộng hòa Séc sẽ đảm nhận chức Chủ tịch EU  (20/12/2008)
Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng  (20/12/2008)
Dự thảo Luật Viễn thông khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông  (20/12/2008)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam