Sự kiện trong nước nổi bất tuần qua (từ ngày 26-02 đến ngày 04-3 năm 2018)
21:38, ngày 06-03-2018
TCCSĐT - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm, làm việc tại tỉnh Tuyên Quang; Hà Nội: Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên giáo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Chủ tịch Quốc hội làm việc với Bộ Tài chính; Nhân kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự lễ kỷ niệm tại Bệnh viện Bạch Mai; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm và chúc mừng các thầy thuốc Bệnh Phụ sản Trung ương; Quảng Trị cần đổi mới, sáng tạo để phát huy lợi thế, tiềm năng; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Mỗi cán bộ, nhân viên ngoại giao sẽ là một chiến sỹ trên mặt trận đối ngoại; Báo chí đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, phản ánh sinh động, chân thực tiếng nói của nhân dân; Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Cải cách tư pháp phải đảm bảo quyền lợi công dân; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phát triển hạ tầng để nâng cao đời sống nhân dân;... là những sự kiện trong nước nổi bất tuần qua.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch thăm và làm việc tại Hưng Yên
Ngày 03-3, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng Đoàn công tác đã về thăm và làm việc tại tỉnh Hưng Yên. Cùng làm việc với Đoàn có các đồng chí Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và lãnh đạo tỉnh Hưng Yên; Trung tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 3.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã biểu dương, đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh Hưng Yên và lực lượng vũ trang với nhiều đột phá trong phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh quốc phòng... Tỉnh Hưng Yên đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Hai lực lượng quân đội, công an đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được nhiều cấp khen thưởng. Năm 2017, công tác chuẩn bị cho tân binh lên đường nhập ngũ của tỉnh đạt chất lượng tốt và vượt chỉ tiêu đề ra.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch yêu cầu năm 2018, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hưng Yên tiếp tục phát huy vai trò tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo và triển khai hiệu quả công tác chuyên môn; duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu; làm tốt công tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tập trung xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch lưu ý cơ quan quân sự các cấp cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; làm tốt công tác vận động quần chúng trong tham gia phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh, tạo sự vững chắc từ cơ sở. Các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ" và phong trào thi đua Quyết thắng.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm, làm việc tại tỉnh Tuyên Quang
Trong hai ngày 03 và 04-3, Đoàn công tác của Quốc hội do đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Tuyên Quang.
Tại các đơn vị đến thăm, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm, thực hiện tốt công tác xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đặc biệt, những kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ở Tuyên Quang là bài học quý để các địa phương trong cả nước học tập, đặc biệt là những tỉnh miền núi. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Tuyên Quang là địa phương đã thực hiện tốt công tác chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình chính sách, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Hà Nội: Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên giáo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Ngày 01-3, tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải biểu dương và đánh giá cao ngành Tuyên giáo Thủ đô đã và đang đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc, đột phá về nội dung, phương thức công tác tuyên giáo theo hướng tăng cường tính thuyết phục, hiệu quả, nâng cao tính chủ động và sức chiến đấu trên mặt trận tư tưởng của Đảng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, thời gian tới, ngành Tuyên giáo Thủ đô cần xây dựng công tác tư tưởng vững chắc từ cơ sở, lấy địa bàn dân cư: thôn, xã, tổ dân phố, phường, các đơn vị sản xuất, đơn vị công tác làm trọng điểm, qua đó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, chỉ đạo công tác báo chí xuất bản, phát huy hơn nữa vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng...
Bên cạnh đó, hệ thống tuyên giáo Thủ đô cần tiếp tục chủ động triển khai tốt các chương trình, đề án công tác tư tưởng tuyên giáo, bám sát các chương trình công tác lớn, nhiệm vụ chủ yếu và các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương; làm tốt vai trò là cơ quan thường trực tham mưu thực hiện các chương trình của Thành ủy và trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”...
Chủ tịch Quốc hội làm việc với Bộ Tài chính
Ngày 26-02, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã làm việc với Bộ Tài chính.
Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Tài chính báo cáo, đại diện các cơ quan hữu quan thảo luận, phân tích, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Bộ Tài chính trong việc giữ vững “tay hòm chìa khóa” ngân sách quốc gia; tham mưu đề xuất chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tài chính, quản lý thu chi ngân sách, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu ngành tài chính cần bắt tay triển khai các nhiệm vụ ngay từ đầu năm, vì 2018 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch năm năm 2016-2020.
Chủ tịch Quốc hội nhận định, năm 2017, bội chi ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài quốc gia đã được kiểm soát và kỷ cương kỷ luật tài chính được bảo đảm. Chính sách tài chính được siết chặt và bám sát dự toán. Có thể thấy, trong thực hiện Kế hoạch trung hạn năm năm tài chính quốc gia là bội chi đã giảm xuống...
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội ủng hộ phương án trong Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), đã phê duyệt đưa nợ công về một đầu mối duy nhất quản lý là Bộ Tài chính từ tháng 7-2018; không để nhiều đầu mối quản lý như trước đây. Theo đó, với vai trò quản lý, Bộ Tài chính cần chủ động phối hợp các ngành hữu quan làm cho tốt từ khâu chuẩn bị đến tổ chức thực hiện bắt đầu từ thời điểm 01-7-2018 tới.
Trong triển khai cụ thể hóa các luật trong lĩnh vực tài chính, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Bộ Tài chính thời gian qua phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành quy định chi tiết các điều khoản thi hành mà luật quy định giao cho Chính phủ hướng dẫn, các nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cơ bản hoàn thành. Về việc thực hiện các chính sách tài chính đặc thù theo các luật chuyên ngành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội có văn bản đề nghị Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát các nội dung này...
Tiếp thu một số kiến nghị của Bộ Tài chính, Chủ tịch Quốc hội giao Ủy ban Tài chính-Ngân sách, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan xem xét báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới.
Nhân kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự lễ kỷ niệm tại Bệnh viện Bạch Mai
Trong không khí phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới, sáng 26-02, tại Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức lễ kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, phát động phong trào thi đua yêu nước và đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự, phát biểu chúc mừng và trao Huân chương Lao động hạng Nhì tặng Bệnh viện Bạch Mai; Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng Lao động, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tich nước Trần Đại Quang gửi lời chúc mừng, bày tỏ sự trân trọng, tôn vinh những thành tích, đóng góp to lớn mà các thế hệ giáo sư, bác sĩ, thầy thuốc, nhân viên y tế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế nói chung, Bệnh viện Bạch Mai nói riêng đã đạt được trong thời gian qua.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chỉ rõ, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng với những thời cơ, thuận lợi rất cơ bản, đất nước cũng phải đối mặt với các nguy cơ về ô nhiễm môi trường, lây truyền các dịch bệnh nguy hiểm và những thách thức khác trong lĩnh vực y tế. Nhu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng cao và đa dạng, tạo sức ép ngày càng lớn đối với việc cung cấp dịch vụ y tế…
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, bối cảnh hiện nay đòi hỏi đội ngũ giáo sư, bác sĩ, thầy thuốc, nhân viên y tế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế nói chung, Bệnh viện Bạch Mai nói riêng tiếp tục tập trung đổi mới, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm: Cấp cứu, khám chữa bệnh tuyến cuối; đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, phòng, chống dịch bệnh, hợp tác quốc tế và quản lý kinh tế y tế với mục tiêu xuyên suốt là không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ngành Y tế chú trọng phát triển kỹ thuật mũi nhọn chuyên sâu, nhất là về tim mạch, cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc, thần kinh, y học hạt nhân và ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, hóa sinh, vi sinh… Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; tăng cường đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, từng bước khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện; đẩy mạnh kết hợp quân, dân y, chú trọng hỗ trợ y tế ở vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong muốn ngành Y tế luôn thấm nhuần sâu sắc và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Thầy thuốc phải như mẹ hiền” và 12 điều y đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tình chăm sóc người bệnh.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm và chúc mừng các thầy thuốc Bệnh Phụ sản Trung ương
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực của các thầy thuốc; đồng thời chia sẻ những khó khăn, vất vả thầm lặng của mỗi cán bộ ngành Y trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, là trung tâm y tế đầu ngành của quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bệnh Phụ sản Trung ương chính là một trong những trung tâm khẳng định bản chất ưu việt của chế dộ xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ cao cả của các thầy thuốc Bệnh viện là chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước. Dù được đổi tên nhiều lần nhưng Bệnh viện Phụ sản Trung ương vẫn luôn đảm bảo sự phát triển toàn diện và luôn đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc bà mẹ, trẻ em, đem lại niềm vui cho nhiều gia đình, sự tin cậy của nhân dân. Từ cái nôi này, nhiều thế hệ cán bộ đã trưởng thành, trở thành cán bộ cao cấp của ngành Y tế, Anh hùng Lao động… điều này khẳng định những nỗ lực của tất cả cán bộ, công nhân viên chức Bệnh viện và sự chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm của Bộ Y tế.
Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng đánh giá cao Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã làm tốt công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, công tác cán bộ…, và cho rằng, đây chính là sự đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, thực thi nhiệm vụ và việc phân công các đảng viên nòng cốt ở tất cả các khoa trong Bệnh viện.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, với quy mô 1000 giường bệnh nội trú; 8 phòng chức năng; 14 khoa lâm sàng; 9 khoa cận lâm sàng; 7 trung tâm và trên 1300 cán bộ, nhân viên, khám chữa bệnh cho hàng vạn ca bệnh trong năm mà đảm bảo không có tử vong mẹ là một thành tích rất lớn của bệnh viện. Bên cạnh đó, Bệnh viện dã làm tốt công tác nghiên cứu khoa học, truyền dạy, chuyển giao các tiến bộ khoa học, góp phần nầng cao vị thế của ngành Y đối với bạn bè quốc tế, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của ngành Y tế Việt Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bệnh viện Phụ sản Trung ương nói riêng và ngành Y tế nói chung tiếp tục đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng chương trình hành động để thực hiện lời dạy của Bác đối với ngành Y tế. Mỗi cán bộ ngành Y tế cần đề cao trách nhiệm cá nhân, sự tận tụy, tấm lòng yêu thương chăm sóc người bệnh đúng như lời Bác Hồ đã dạy “Lương y như từ mẫu”. “Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là dịp để các thầy thuốc thỏa sức trổ tài, phát huy trí tuệ, năng lực, uy tín trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.
Quảng Trị cần đổi mới, sáng tạo để phát huy lợi thế, tiềm năng
Làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị, chiều 26-02, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng tỉnh cần tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong vận dụng các cơ chế, chính sách để phát huy lợi thế tiềm năng phục vụ phát triển.
Báo cáo với Phó Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính cho biết năm 2017, tỉnh có 22/22 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2017 đạt 17.585,29 tỷ đồng, tăng 7,03% so với năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người 39,4 triệu đồng, tăng 5,5%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 2.398 tỷ đồng, tăng 6%. Tổng chi ngân sách 7.925,656 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2016.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp trao đổi và yêu cầu lãnh đạo các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội, Y tế… giải đáp các kiến nghị của Quảng Trị về những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý. Cụ thể như các kiến nghị đầu tư tu bổ, tôn tạo, phục chế các di tích lịch sử; phát triển một số khu du lịch quốc gia, phát triển hạ tầng du lịch nhất là cơ sở hạ tầng du lịch biển, đảo nhằm tạo cú hích mạnh mẽ để tăng tốc phát triển du lịch tương xứng với lợi thế và tiềm năng vốn có; kiến nghị liên quan đến việc phối hợp với các bộ, ngành triển khai sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị giáo dục sự nghiệp công lập phù hợp với đào tạo nguồn nhân lực hiện nay, trong đó có hợp tác liên kết đào tạo quốc tế...
Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác đã tới dâng hương tri ân, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Di tích Thành cổ Quảng Trị - nơi ghi công hàng vạn anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cuộc sống bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Mỗi cán bộ, nhân viên ngoại giao sẽ là một chiến sỹ trên mặt trận đối ngoại
Trong không khí cả hệ thống chính trị bắt tay ngay vào thực thi nhiệm vụ từ những ngày đầu xuân mới Mậu Tuất 2018, sáng 26-02, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Trụ sở mới và nói chuyện, chỉ đạo công tác đối ngoại tại Bộ Ngoại giao. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Vui mừng đến thăm Trụ sở mới, gặp gỡ các cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao thành tựu của ngành Ngoại giao trong năm 2017. Đặc biệt Thủ tướng bày tỏ ấn tượng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Bộ Ngoại giao, thể hiện rõ nét qua những thành tựu ngoại giao to lớn của đất nước trong năm 2017. Thủ tướng cho rằng, điều này có được nhờ sự tuyển chọn kỹ càng, quy trình làm việc chặt chẽ, khoa học của ngành Ngoại giao Việt Nam.
Thân ái chuyển lời thăm hỏi thân thiết lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến cán bộ, nhân viên ngành Ngoại giao Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao tiếp tục nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa, góp phần quan trọng hơn nữa vào thành tựu kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của đất nước trong năm 2018.
Điểm lại những kỷ lục kinh tế - xã hội của đất nước trong đó có những lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến Bộ Ngoại giao, Thủ tướng nêu rõ, công tác đối ngoại góp phần trực tiếp vào hoạt động xúc tiến, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, phát triển du lịch, xuất khẩu lao động, xúc tiến đầu tư nước ngoài, nhất là những nhà đầu tư có ưu thế vượt trội về công nghệ để góp phần tăng năng suất lao động trong nước.
Với những kết quả đạt được, Thủ tướng đề nghị ngành Ngoại giao nỗ lực hơn nữa vào việc xúc tiến, thúc đẩy các hoạt động kinh tế, thương mại để nâng cao quy mô nền kinh tế Việt Nam. Trong ngoại giao kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao cần tranh thủ tốt hơn nữa các điều khoản, cam kết mà Việt Nam đã tham gia để vận dụng vào thúc đẩy kinh tế trong nước. Muốn vậy, công tác nghiên cứu, tổng hợp, tham mưu, dự báo cần kịp thời, nhạy bén hơn nữa nhất là trong điều kiện diễn biến tình hình thế giới và khu vực có nhiều vấn đề phức tạp, nhất là về kinh tế, thương mại. "Mỗi cán bộ ngoại giao phải là một sứ giả về kinh tế", Thủ tướng nói.
Đề cập đến nhiệm vụ 2018 với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường trong khu vực và thế giới, Thủ tướng mong muốn Bộ Ngoại giao cần có cách làm, hướng đi phù hợp trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 và bám sát nội dung của Nghị quyết 01 của Chính phủ về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Báo chí đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, phản ánh sinh động, chân thực tiếng nói của nhân dân
Ngày 27-02, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân dân phối hợp tổ chức giao ban báo chí đầu xuân Mậu Tuất 2018. Đến dự và chỉ đạo có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Tham dự cuộc giao ban có đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương, các nhà báo lão thành...
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gửi tới các nhà báo lão thành cùng toàn thể giới báo chí cả nước lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp năm mới Mậu Tuất 2018. Phó Thủ tướng cho rằng: Năm 2017, cùng với cả nước, báo chí đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Báo chí đã phản ánh sinh động, chân thực tiếng nói của nhân dân, là kênh tư vấn hiệu quả về chính sách cho Chính phủ. Chính phủ luôn trân trọng sự đồng hành, sát cánh của báo giới, hỗ trợ Chính phủ đưa ra chính sách điều hành phù hợp, hiệu quả.
Thay mặt Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh đề nghị các cơ quan báo chí cần khắc phục hạn chế, thiếu sót, tiếp tục tập trung tuyên truyền vận động thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2018 với tinh thần khẩn trương, quyết liệt hơn nữa, gắn với nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Cải cách tư pháp phải đảm bảo quyền lợi công dân
Ngày 28-02-2018, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã có buổi làm việc với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận, đánh giá cao những kết quả hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương trong năm 2017, góp phần tích cực phục vụ Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương hoàn thành chương trình công tác đã đề ra. Chủ tịch nước hoan nghênh Văn phòng đã triển khai các công việc một cách tích cực, đảm bảo đúng tiến độ việc sáp nhập về Ban Nội chính Trung ương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XII), đảm bảo tốt tư tưởng của cán bộ, nhân viên và hoạt động đã đi vào ổn định.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương có những nhiệm vụ rất quan trọng theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. Sắp tới, Bộ Chính trị sẽ cho ý kiến về việc kiện toàn bộ máy, bổ sung chức năng, nhiệm vụ theo tinh thần Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực cho hai Ban Chỉ đạo: Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Vào cuối nhiệm kỳ, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương sẽ tiến hành tổng kết việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW và đề ra phương hướng của nhiệm vụ cải cách tư pháp trong gian đoạn tiếp theo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phát triển hạ tầng để nâng cao đời sống nhân dân
Sáng 28-02-2018, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp sơ kết về thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16-01-2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Cùng dự có các Phó Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng nhất trí cho rằng kết cấu hạ tầng có bước phát triển, đất nước có nhiều công trình hạ tầng lớn. Tuy vậy, vẫn còn các tồn tại như quy hoạch chưa đồng bộ, tiến độ một số công trình còn chậm trễ. Hạ tầng vẫn còn là điểm nghẽn đối với sự phát triển như ùn tắc giao thông, quá tải bệnh viện…
Thủ tướng cho rằng, Nghị quyết 13 của Trung ương đã ra đời được hơn 5 năm. Đây là thời điểm để sơ kết việc triển khai Nghị quyết để báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.
Theo Thủ tướng, dự thảo báo cáo cần nêu rõ các quan điểm mới về phát triển hạ tầng- vấn đề được xem là nút thắt, điểm nghẽn đối với sự phát triển, trong đó nhấn mạnh các cơ chế, thể chế mới mà chúng ta cần phải bổ sung, sửa đổi, làm mới, như theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Luật đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công - tư). Đặc biệt là việc tìm nguồn lực mới để phát triển đất nước. Thủ tướng chỉ ra một số vấn đề cần làm rõ hơn như yêu cầu xã hội hóa nguồn lực để nhà nước, nhà đầu tư và người dân cùng có lợi.
Hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội nhưng mục tiêu cuối cùng nâng cao đời sống nhân dân. Do đó, bên cạnh hạ tầng cứng, yếu tố rất quan trọng nhưng không thể không đề cập đến các hạ tầng như giáo dục, y tế..., Thủ tướng nói.
Về các hình thức huy động nguồn lực, Thủ tướng cho rằng khi quy mô nền kinh tế đã tăng lên trên 5 triệu tỷ đồng, tỷ lệ nợ công/GDP giảm xuống còn 61%, cần tính toán các phương án tiếp tục tìm nguồn ODA phù hợp để đầu tư hay các hình thức khác như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình, trái phiếu quốc tế… sao cho nguồn lực phát triển hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch yêu cầu năm 2018, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hưng Yên tiếp tục phát huy vai trò tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo và triển khai hiệu quả công tác chuyên môn; duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu; làm tốt công tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tập trung xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch lưu ý cơ quan quân sự các cấp cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; làm tốt công tác vận động quần chúng trong tham gia phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh, tạo sự vững chắc từ cơ sở. Các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ" và phong trào thi đua Quyết thắng.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm, làm việc tại tỉnh Tuyên Quang
Trong hai ngày 03 và 04-3, Đoàn công tác của Quốc hội do đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Tuyên Quang.
Tại các đơn vị đến thăm, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm, thực hiện tốt công tác xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đặc biệt, những kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ở Tuyên Quang là bài học quý để các địa phương trong cả nước học tập, đặc biệt là những tỉnh miền núi. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Tuyên Quang là địa phương đã thực hiện tốt công tác chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình chính sách, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Hà Nội: Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên giáo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Ngày 01-3, tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải biểu dương và đánh giá cao ngành Tuyên giáo Thủ đô đã và đang đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc, đột phá về nội dung, phương thức công tác tuyên giáo theo hướng tăng cường tính thuyết phục, hiệu quả, nâng cao tính chủ động và sức chiến đấu trên mặt trận tư tưởng của Đảng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, thời gian tới, ngành Tuyên giáo Thủ đô cần xây dựng công tác tư tưởng vững chắc từ cơ sở, lấy địa bàn dân cư: thôn, xã, tổ dân phố, phường, các đơn vị sản xuất, đơn vị công tác làm trọng điểm, qua đó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, chỉ đạo công tác báo chí xuất bản, phát huy hơn nữa vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng...
Bên cạnh đó, hệ thống tuyên giáo Thủ đô cần tiếp tục chủ động triển khai tốt các chương trình, đề án công tác tư tưởng tuyên giáo, bám sát các chương trình công tác lớn, nhiệm vụ chủ yếu và các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương; làm tốt vai trò là cơ quan thường trực tham mưu thực hiện các chương trình của Thành ủy và trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”...
Chủ tịch Quốc hội làm việc với Bộ Tài chính
Ngày 26-02, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã làm việc với Bộ Tài chính.
Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Tài chính báo cáo, đại diện các cơ quan hữu quan thảo luận, phân tích, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Bộ Tài chính trong việc giữ vững “tay hòm chìa khóa” ngân sách quốc gia; tham mưu đề xuất chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tài chính, quản lý thu chi ngân sách, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu ngành tài chính cần bắt tay triển khai các nhiệm vụ ngay từ đầu năm, vì 2018 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch năm năm 2016-2020.
Chủ tịch Quốc hội nhận định, năm 2017, bội chi ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài quốc gia đã được kiểm soát và kỷ cương kỷ luật tài chính được bảo đảm. Chính sách tài chính được siết chặt và bám sát dự toán. Có thể thấy, trong thực hiện Kế hoạch trung hạn năm năm tài chính quốc gia là bội chi đã giảm xuống...
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội ủng hộ phương án trong Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), đã phê duyệt đưa nợ công về một đầu mối duy nhất quản lý là Bộ Tài chính từ tháng 7-2018; không để nhiều đầu mối quản lý như trước đây. Theo đó, với vai trò quản lý, Bộ Tài chính cần chủ động phối hợp các ngành hữu quan làm cho tốt từ khâu chuẩn bị đến tổ chức thực hiện bắt đầu từ thời điểm 01-7-2018 tới.
Trong triển khai cụ thể hóa các luật trong lĩnh vực tài chính, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Bộ Tài chính thời gian qua phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành quy định chi tiết các điều khoản thi hành mà luật quy định giao cho Chính phủ hướng dẫn, các nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cơ bản hoàn thành. Về việc thực hiện các chính sách tài chính đặc thù theo các luật chuyên ngành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội có văn bản đề nghị Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát các nội dung này...
Tiếp thu một số kiến nghị của Bộ Tài chính, Chủ tịch Quốc hội giao Ủy ban Tài chính-Ngân sách, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan xem xét báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới.
Nhân kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự lễ kỷ niệm tại Bệnh viện Bạch Mai
Trong không khí phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới, sáng 26-02, tại Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức lễ kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, phát động phong trào thi đua yêu nước và đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự, phát biểu chúc mừng và trao Huân chương Lao động hạng Nhì tặng Bệnh viện Bạch Mai; Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng Lao động, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tich nước Trần Đại Quang gửi lời chúc mừng, bày tỏ sự trân trọng, tôn vinh những thành tích, đóng góp to lớn mà các thế hệ giáo sư, bác sĩ, thầy thuốc, nhân viên y tế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế nói chung, Bệnh viện Bạch Mai nói riêng đã đạt được trong thời gian qua.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chỉ rõ, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng với những thời cơ, thuận lợi rất cơ bản, đất nước cũng phải đối mặt với các nguy cơ về ô nhiễm môi trường, lây truyền các dịch bệnh nguy hiểm và những thách thức khác trong lĩnh vực y tế. Nhu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng cao và đa dạng, tạo sức ép ngày càng lớn đối với việc cung cấp dịch vụ y tế…
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, bối cảnh hiện nay đòi hỏi đội ngũ giáo sư, bác sĩ, thầy thuốc, nhân viên y tế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế nói chung, Bệnh viện Bạch Mai nói riêng tiếp tục tập trung đổi mới, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm: Cấp cứu, khám chữa bệnh tuyến cuối; đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, phòng, chống dịch bệnh, hợp tác quốc tế và quản lý kinh tế y tế với mục tiêu xuyên suốt là không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ngành Y tế chú trọng phát triển kỹ thuật mũi nhọn chuyên sâu, nhất là về tim mạch, cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc, thần kinh, y học hạt nhân và ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, hóa sinh, vi sinh… Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; tăng cường đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, từng bước khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện; đẩy mạnh kết hợp quân, dân y, chú trọng hỗ trợ y tế ở vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong muốn ngành Y tế luôn thấm nhuần sâu sắc và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Thầy thuốc phải như mẹ hiền” và 12 điều y đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tình chăm sóc người bệnh.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm và chúc mừng các thầy thuốc Bệnh Phụ sản Trung ương
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực của các thầy thuốc; đồng thời chia sẻ những khó khăn, vất vả thầm lặng của mỗi cán bộ ngành Y trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, là trung tâm y tế đầu ngành của quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bệnh Phụ sản Trung ương chính là một trong những trung tâm khẳng định bản chất ưu việt của chế dộ xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ cao cả của các thầy thuốc Bệnh viện là chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước. Dù được đổi tên nhiều lần nhưng Bệnh viện Phụ sản Trung ương vẫn luôn đảm bảo sự phát triển toàn diện và luôn đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc bà mẹ, trẻ em, đem lại niềm vui cho nhiều gia đình, sự tin cậy của nhân dân. Từ cái nôi này, nhiều thế hệ cán bộ đã trưởng thành, trở thành cán bộ cao cấp của ngành Y tế, Anh hùng Lao động… điều này khẳng định những nỗ lực của tất cả cán bộ, công nhân viên chức Bệnh viện và sự chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm của Bộ Y tế.
Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng đánh giá cao Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã làm tốt công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, công tác cán bộ…, và cho rằng, đây chính là sự đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, thực thi nhiệm vụ và việc phân công các đảng viên nòng cốt ở tất cả các khoa trong Bệnh viện.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, với quy mô 1000 giường bệnh nội trú; 8 phòng chức năng; 14 khoa lâm sàng; 9 khoa cận lâm sàng; 7 trung tâm và trên 1300 cán bộ, nhân viên, khám chữa bệnh cho hàng vạn ca bệnh trong năm mà đảm bảo không có tử vong mẹ là một thành tích rất lớn của bệnh viện. Bên cạnh đó, Bệnh viện dã làm tốt công tác nghiên cứu khoa học, truyền dạy, chuyển giao các tiến bộ khoa học, góp phần nầng cao vị thế của ngành Y đối với bạn bè quốc tế, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của ngành Y tế Việt Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bệnh viện Phụ sản Trung ương nói riêng và ngành Y tế nói chung tiếp tục đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng chương trình hành động để thực hiện lời dạy của Bác đối với ngành Y tế. Mỗi cán bộ ngành Y tế cần đề cao trách nhiệm cá nhân, sự tận tụy, tấm lòng yêu thương chăm sóc người bệnh đúng như lời Bác Hồ đã dạy “Lương y như từ mẫu”. “Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là dịp để các thầy thuốc thỏa sức trổ tài, phát huy trí tuệ, năng lực, uy tín trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.
Quảng Trị cần đổi mới, sáng tạo để phát huy lợi thế, tiềm năng
Làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị, chiều 26-02, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng tỉnh cần tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong vận dụng các cơ chế, chính sách để phát huy lợi thế tiềm năng phục vụ phát triển.
Báo cáo với Phó Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính cho biết năm 2017, tỉnh có 22/22 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2017 đạt 17.585,29 tỷ đồng, tăng 7,03% so với năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người 39,4 triệu đồng, tăng 5,5%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 2.398 tỷ đồng, tăng 6%. Tổng chi ngân sách 7.925,656 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2016.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp trao đổi và yêu cầu lãnh đạo các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội, Y tế… giải đáp các kiến nghị của Quảng Trị về những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý. Cụ thể như các kiến nghị đầu tư tu bổ, tôn tạo, phục chế các di tích lịch sử; phát triển một số khu du lịch quốc gia, phát triển hạ tầng du lịch nhất là cơ sở hạ tầng du lịch biển, đảo nhằm tạo cú hích mạnh mẽ để tăng tốc phát triển du lịch tương xứng với lợi thế và tiềm năng vốn có; kiến nghị liên quan đến việc phối hợp với các bộ, ngành triển khai sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị giáo dục sự nghiệp công lập phù hợp với đào tạo nguồn nhân lực hiện nay, trong đó có hợp tác liên kết đào tạo quốc tế...
Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác đã tới dâng hương tri ân, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Di tích Thành cổ Quảng Trị - nơi ghi công hàng vạn anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cuộc sống bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Mỗi cán bộ, nhân viên ngoại giao sẽ là một chiến sỹ trên mặt trận đối ngoại
Trong không khí cả hệ thống chính trị bắt tay ngay vào thực thi nhiệm vụ từ những ngày đầu xuân mới Mậu Tuất 2018, sáng 26-02, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Trụ sở mới và nói chuyện, chỉ đạo công tác đối ngoại tại Bộ Ngoại giao. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Vui mừng đến thăm Trụ sở mới, gặp gỡ các cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao thành tựu của ngành Ngoại giao trong năm 2017. Đặc biệt Thủ tướng bày tỏ ấn tượng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Bộ Ngoại giao, thể hiện rõ nét qua những thành tựu ngoại giao to lớn của đất nước trong năm 2017. Thủ tướng cho rằng, điều này có được nhờ sự tuyển chọn kỹ càng, quy trình làm việc chặt chẽ, khoa học của ngành Ngoại giao Việt Nam.
Thân ái chuyển lời thăm hỏi thân thiết lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến cán bộ, nhân viên ngành Ngoại giao Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao tiếp tục nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa, góp phần quan trọng hơn nữa vào thành tựu kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của đất nước trong năm 2018.
Điểm lại những kỷ lục kinh tế - xã hội của đất nước trong đó có những lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến Bộ Ngoại giao, Thủ tướng nêu rõ, công tác đối ngoại góp phần trực tiếp vào hoạt động xúc tiến, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, phát triển du lịch, xuất khẩu lao động, xúc tiến đầu tư nước ngoài, nhất là những nhà đầu tư có ưu thế vượt trội về công nghệ để góp phần tăng năng suất lao động trong nước.
Với những kết quả đạt được, Thủ tướng đề nghị ngành Ngoại giao nỗ lực hơn nữa vào việc xúc tiến, thúc đẩy các hoạt động kinh tế, thương mại để nâng cao quy mô nền kinh tế Việt Nam. Trong ngoại giao kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao cần tranh thủ tốt hơn nữa các điều khoản, cam kết mà Việt Nam đã tham gia để vận dụng vào thúc đẩy kinh tế trong nước. Muốn vậy, công tác nghiên cứu, tổng hợp, tham mưu, dự báo cần kịp thời, nhạy bén hơn nữa nhất là trong điều kiện diễn biến tình hình thế giới và khu vực có nhiều vấn đề phức tạp, nhất là về kinh tế, thương mại. "Mỗi cán bộ ngoại giao phải là một sứ giả về kinh tế", Thủ tướng nói.
Đề cập đến nhiệm vụ 2018 với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường trong khu vực và thế giới, Thủ tướng mong muốn Bộ Ngoại giao cần có cách làm, hướng đi phù hợp trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 và bám sát nội dung của Nghị quyết 01 của Chính phủ về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Báo chí đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, phản ánh sinh động, chân thực tiếng nói của nhân dân
Ngày 27-02, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân dân phối hợp tổ chức giao ban báo chí đầu xuân Mậu Tuất 2018. Đến dự và chỉ đạo có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Tham dự cuộc giao ban có đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương, các nhà báo lão thành...
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gửi tới các nhà báo lão thành cùng toàn thể giới báo chí cả nước lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp năm mới Mậu Tuất 2018. Phó Thủ tướng cho rằng: Năm 2017, cùng với cả nước, báo chí đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Báo chí đã phản ánh sinh động, chân thực tiếng nói của nhân dân, là kênh tư vấn hiệu quả về chính sách cho Chính phủ. Chính phủ luôn trân trọng sự đồng hành, sát cánh của báo giới, hỗ trợ Chính phủ đưa ra chính sách điều hành phù hợp, hiệu quả.
Thay mặt Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh đề nghị các cơ quan báo chí cần khắc phục hạn chế, thiếu sót, tiếp tục tập trung tuyên truyền vận động thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2018 với tinh thần khẩn trương, quyết liệt hơn nữa, gắn với nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Cải cách tư pháp phải đảm bảo quyền lợi công dân
Ngày 28-02-2018, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã có buổi làm việc với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận, đánh giá cao những kết quả hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương trong năm 2017, góp phần tích cực phục vụ Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương hoàn thành chương trình công tác đã đề ra. Chủ tịch nước hoan nghênh Văn phòng đã triển khai các công việc một cách tích cực, đảm bảo đúng tiến độ việc sáp nhập về Ban Nội chính Trung ương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XII), đảm bảo tốt tư tưởng của cán bộ, nhân viên và hoạt động đã đi vào ổn định.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương có những nhiệm vụ rất quan trọng theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. Sắp tới, Bộ Chính trị sẽ cho ý kiến về việc kiện toàn bộ máy, bổ sung chức năng, nhiệm vụ theo tinh thần Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực cho hai Ban Chỉ đạo: Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Vào cuối nhiệm kỳ, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương sẽ tiến hành tổng kết việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW và đề ra phương hướng của nhiệm vụ cải cách tư pháp trong gian đoạn tiếp theo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phát triển hạ tầng để nâng cao đời sống nhân dân
Sáng 28-02-2018, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp sơ kết về thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16-01-2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Cùng dự có các Phó Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng nhất trí cho rằng kết cấu hạ tầng có bước phát triển, đất nước có nhiều công trình hạ tầng lớn. Tuy vậy, vẫn còn các tồn tại như quy hoạch chưa đồng bộ, tiến độ một số công trình còn chậm trễ. Hạ tầng vẫn còn là điểm nghẽn đối với sự phát triển như ùn tắc giao thông, quá tải bệnh viện…
Thủ tướng cho rằng, Nghị quyết 13 của Trung ương đã ra đời được hơn 5 năm. Đây là thời điểm để sơ kết việc triển khai Nghị quyết để báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.
Theo Thủ tướng, dự thảo báo cáo cần nêu rõ các quan điểm mới về phát triển hạ tầng- vấn đề được xem là nút thắt, điểm nghẽn đối với sự phát triển, trong đó nhấn mạnh các cơ chế, thể chế mới mà chúng ta cần phải bổ sung, sửa đổi, làm mới, như theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Luật đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công - tư). Đặc biệt là việc tìm nguồn lực mới để phát triển đất nước. Thủ tướng chỉ ra một số vấn đề cần làm rõ hơn như yêu cầu xã hội hóa nguồn lực để nhà nước, nhà đầu tư và người dân cùng có lợi.
Hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội nhưng mục tiêu cuối cùng nâng cao đời sống nhân dân. Do đó, bên cạnh hạ tầng cứng, yếu tố rất quan trọng nhưng không thể không đề cập đến các hạ tầng như giáo dục, y tế..., Thủ tướng nói.
Về các hình thức huy động nguồn lực, Thủ tướng cho rằng khi quy mô nền kinh tế đã tăng lên trên 5 triệu tỷ đồng, tỷ lệ nợ công/GDP giảm xuống còn 61%, cần tính toán các phương án tiếp tục tìm nguồn ODA phù hợp để đầu tư hay các hình thức khác như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình, trái phiếu quốc tế… sao cho nguồn lực phát triển hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia phải chủ động hơn trong tham mưu đề xuất các giải pháp tài chính tiền tệ  (06/03/2018)
Giáo dục, rèn luyện nghĩa vụ đạo đức cách mạng cho đảng viên - một nội dung quan trọng của xây dựng Đảng về đạo đức  (06/03/2018)
Tạo sự đồng bộ trong nhận thức và triển khai các văn bản của Đảng  (06/03/2018)
Internet vạn vật: từ truyền thông đến hiện thực  (06/03/2018)
Xây dựng đạo đức người công an nhân dân trong tình hình mới  (06/03/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 26-02 đến ngày 04-3-2018)  (06/03/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm