Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 26-02 đến ngày 04-3-2018)
20:25, ngày 06-03-2018
TCCSĐT - Tuần qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Ấn Độ. Diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục phát triển sâu rộng, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2007 và nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện năm 2016, thành công của chuyến thăm một lần nữa khẳng định chính sách kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam, trong đó luôn coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt với Ấn Độ.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Ấn Độ
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ram Nath Kovind, từ ngày 02 đến ngày 04-3-2018. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự lễ đón chính thức và cùng Tổng thống Ấn Độ duyệt đội danh dự tại Phủ Tổng thống (Rashtrapati Bhavan); đặt vòng hoa tại Khu tưởng niệm Mahatma Gandhi; hội đàm và dự chiêu đãi của Tổng thống Ram Nath Kovind và Thủ tướng Narendra Modi, tiếp Chủ tịch Hạ viện Sumitra Mahajan; Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj và lãnh đạo các chính đảng, hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đã dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ và gặp gỡ một số doanh nhân hàng đầu của Ấn Độ. Trước đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến thăm bang Bihar.
Tại các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác quốc phòng - an ninh, nhất là về đào tạo tiếng Anh, xây dựng năng lực, huấn luyện kỹ năng, chuyển giao công nghệ, cấp tín dụng ưu đãi và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ thăm chính thức Việt Nam trong năm 2018; cảm ơn và đánh giá cao Ấn Độ luôn dành ưu tiên cao trong lĩnh vực này cũng như việc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Hai nhà lãnh đạo khẳng định cần tăng cường nhận thức của thế hệ trẻ đối với mối liên hệ lâu đời về văn hóa, tôn giáo giữa hai nước, thúc đẩy giao lưu nhân dân, kết nối và hiểu biết lẫn nhau. Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh Ấn Độ tài trợ triển khai dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích Mỹ Sơn và dự kiến tiếp tục hỗ trợ bảo tồn, trung tu các nhóm tháp Chăm tại Ninh Thuận.
Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, các nhà lãnh đạo hai nước nhất trí về tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý; nhấn mạnh sự cần thiết của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Hai bên cũng nhất trí tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong ứng cử vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, chia sẻ các sáng kiến về những vấn đề toàn cầu hiện nay nhằm thúc đẩy đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Trong chuyến thăm này, nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng nguyên tử, thương mại, nông nghiệp và thủy sản…cũng đã được ký kết.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản)
Chiều 01-3-2018, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Masayoshi Fujimoto, Chủ tịch Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản). Tại buổi tiếp, Thủ tướng hoan nghênh Sojitz đã đầu tư nhiều dự án và gặt hái thành công tại Việt Nam. Đánh giá cao việc tập đoàn Sojitz triển khai các dự án có nhiều ý nghĩa tại Việt Nam, nhất là dự án sản xuất gạo chất lượng cao, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh thành công tại Việt Nam, trong đó có Sojitz. Trên cơ sở quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước, Thủ tướng mong muốn ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, đồng thời mong muốn doanh nghiệp hai nước sẽ tận dụng tốt cơ hội này, đem lại lợi ích cho mỗi bên.
Tại buổi tiếp, ông Masayoshi Fujimoto đánh giá cao thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam và cho biết, tập đoàn Sojitz đã đầu tư ở Việt Nam từ nhiều năm qua trên nhiều lĩnh vực. Hiện, Tập đoàn đang nỗ lực triển khai dự án sản xuất gạo đặc sản, chất lượng cao tại Việt Nam với phương châm xây dựng một ngành thực phẩm an toàn và an tâm tại Việt Nam. Ngoài ra, Sojitz cũng đang tích cực hoàn thiện các dự án điện và xúc tiến các hoạt động hợp tác với Việt Nam trong đào tạo nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên tinh thần đó, Sojitz mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ của Thủ tướng và các cơ quan chức năng trong quá trình đầu tư tại Việt Nam.
Việt Nam đi đầu trong thực thi các cam kết của ASEAN thông qua các ưu tiên hợp tác kinh tế thúc đẩy kết nối khu vực
Trong 02 ngày 01 và 02-3-2018, các Bộ trưởng Kinh tế 10 nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có cuộc nhóm họp tại Singapore. Tại cuộc họp này, các bộ trưởng đã thông qua các hợp tác ưu tiên kinh tế được xác định do Singapore - nước Chủ tịch ASEAN 2018 - đề xuất nhằm tăng cường tính kết nối khu vực cũng như nâng cao vị thế của ASEAN. Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh dẫn đầu đã tham dự Hội nghị.
Phát biểu bên lề hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn Việt Nam, cho biết Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc thực hiện các cam kết thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Việt Nam cũng tích cực phối hợp với ASEAN hoàn tất việc xây dựng Chỉ số Thuận lợi hóa thương mại (TFI) để đo lường mức độ thuận lợi thương mại của từng nước ASEAN. Trên cơ sở đó, ASEAN sẽ đưa ra khuyến nghị đối với mỗi nước về những biện pháp cần phải cải thiện để có thể được đạt mục tiêu giảm 10% chi phí thương mại vào 2020 và tăng gấp đôi kim ngạch thương mại nội khối vào 2025.
Việt Nam đã tích cực triển khai Sáng kiến về việc xây dựng một cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (C/O) toàn khu vực ASEAN (AWSC) thay thế cho 2 cơ chế tự chứng nhận xuất thí điểm số 1 và số 2 đang được thực hiện hiện nay. Việc xây dựng cơ chế chung này sẽ giúp doanh nhân Việt Nam có thể tự chứng nhận xuất xứ để xuất khẩu sang cả 9 nước ASEAN, thay vì chỉ được tự chứng nhận khi xuất khẩu sang một số nước ASEAN như hiện nay. Cơ chế này sẽ giúp giảm đáng kể chi phí thương mại, thời gian xin cấp C/O của thương nhân, giúp tăng tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi. Bên cạnh đó, cơ chế này cũng giúp tiết kiệm nguồn nhân lực và chi phí vận hành của cơ quan quản lý nhà nước.
Việt Nam không ngừng nỗ lực để đảm bảo mọi người dân được thụ hưởng đầy đủ quyền con người
Sáng 28-02-2018 tại Geneva (Thụy Sĩ) đã diễn ra Phiên thảo luận chung của Hội nghị cấp cao trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 37 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Trưởng Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên họp.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Dương Chí Dũng nhấn mạnh, 70 năm qua kể từ khi thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền, việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và quyền phát triển đã đạt nhiều kết quả tích cực, trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của các tổ chức quốc tế và các quốc gia. Qua đó, Đại sứ khẳng định Việt Nam thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế, trong đó có việc hoàn thành Báo cáo quốc gia Công ước quốc tế về chống tra tấn, Công ước về quyền dân sự và chính trị, triển khai các khuyến nghị đã chấp thuận theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ II và chuẩn bị cho báo cáo tại chu kỳ III.
Nêu bật những ưu tiên, sáng kiến của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền, như việc giới thiệu Nghị quyết hàng nămvề Biến đổi khí hậu và nhân quyền; tổ chức các cuộc tọa đàm quốc tế liên quan đến bảo vệ và thúc đẩy quyền của các nhóm dễ bị tổn thương và gợi mở những vấn đề mới, thiết thực đối với người dân… Đại sứ khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực để Hội đồng Nhân quyền trở thành một cơ chế hiệu quả trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Tại Phiên thảo luận cấp cao kỷ niệm 70 năm Tuyên ngôn Nhân quyền và 25 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (Vienna), Đại sứ Dương Chí Dũng nhấn mạnh, hơn bao giờ hết, thế giới cần tiếp tục đề cao hợp tác và đối thoại, giải quyết tình trạng bất bình đẳng, bảo đảm toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau./.
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ram Nath Kovind, từ ngày 02 đến ngày 04-3-2018. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự lễ đón chính thức và cùng Tổng thống Ấn Độ duyệt đội danh dự tại Phủ Tổng thống (Rashtrapati Bhavan); đặt vòng hoa tại Khu tưởng niệm Mahatma Gandhi; hội đàm và dự chiêu đãi của Tổng thống Ram Nath Kovind và Thủ tướng Narendra Modi, tiếp Chủ tịch Hạ viện Sumitra Mahajan; Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj và lãnh đạo các chính đảng, hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đã dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ và gặp gỡ một số doanh nhân hàng đầu của Ấn Độ. Trước đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến thăm bang Bihar.
Tại các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác quốc phòng - an ninh, nhất là về đào tạo tiếng Anh, xây dựng năng lực, huấn luyện kỹ năng, chuyển giao công nghệ, cấp tín dụng ưu đãi và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ thăm chính thức Việt Nam trong năm 2018; cảm ơn và đánh giá cao Ấn Độ luôn dành ưu tiên cao trong lĩnh vực này cũng như việc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Hai nhà lãnh đạo khẳng định cần tăng cường nhận thức của thế hệ trẻ đối với mối liên hệ lâu đời về văn hóa, tôn giáo giữa hai nước, thúc đẩy giao lưu nhân dân, kết nối và hiểu biết lẫn nhau. Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh Ấn Độ tài trợ triển khai dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích Mỹ Sơn và dự kiến tiếp tục hỗ trợ bảo tồn, trung tu các nhóm tháp Chăm tại Ninh Thuận.
Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, các nhà lãnh đạo hai nước nhất trí về tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý; nhấn mạnh sự cần thiết của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Hai bên cũng nhất trí tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong ứng cử vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, chia sẻ các sáng kiến về những vấn đề toàn cầu hiện nay nhằm thúc đẩy đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Trong chuyến thăm này, nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng nguyên tử, thương mại, nông nghiệp và thủy sản…cũng đã được ký kết.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản)
Chiều 01-3-2018, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Masayoshi Fujimoto, Chủ tịch Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản). Tại buổi tiếp, Thủ tướng hoan nghênh Sojitz đã đầu tư nhiều dự án và gặt hái thành công tại Việt Nam. Đánh giá cao việc tập đoàn Sojitz triển khai các dự án có nhiều ý nghĩa tại Việt Nam, nhất là dự án sản xuất gạo chất lượng cao, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh thành công tại Việt Nam, trong đó có Sojitz. Trên cơ sở quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước, Thủ tướng mong muốn ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, đồng thời mong muốn doanh nghiệp hai nước sẽ tận dụng tốt cơ hội này, đem lại lợi ích cho mỗi bên.
Tại buổi tiếp, ông Masayoshi Fujimoto đánh giá cao thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam và cho biết, tập đoàn Sojitz đã đầu tư ở Việt Nam từ nhiều năm qua trên nhiều lĩnh vực. Hiện, Tập đoàn đang nỗ lực triển khai dự án sản xuất gạo đặc sản, chất lượng cao tại Việt Nam với phương châm xây dựng một ngành thực phẩm an toàn và an tâm tại Việt Nam. Ngoài ra, Sojitz cũng đang tích cực hoàn thiện các dự án điện và xúc tiến các hoạt động hợp tác với Việt Nam trong đào tạo nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên tinh thần đó, Sojitz mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ của Thủ tướng và các cơ quan chức năng trong quá trình đầu tư tại Việt Nam.
Việt Nam đi đầu trong thực thi các cam kết của ASEAN thông qua các ưu tiên hợp tác kinh tế thúc đẩy kết nối khu vực
Trong 02 ngày 01 và 02-3-2018, các Bộ trưởng Kinh tế 10 nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có cuộc nhóm họp tại Singapore. Tại cuộc họp này, các bộ trưởng đã thông qua các hợp tác ưu tiên kinh tế được xác định do Singapore - nước Chủ tịch ASEAN 2018 - đề xuất nhằm tăng cường tính kết nối khu vực cũng như nâng cao vị thế của ASEAN. Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh dẫn đầu đã tham dự Hội nghị.
Phát biểu bên lề hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn Việt Nam, cho biết Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc thực hiện các cam kết thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Việt Nam cũng tích cực phối hợp với ASEAN hoàn tất việc xây dựng Chỉ số Thuận lợi hóa thương mại (TFI) để đo lường mức độ thuận lợi thương mại của từng nước ASEAN. Trên cơ sở đó, ASEAN sẽ đưa ra khuyến nghị đối với mỗi nước về những biện pháp cần phải cải thiện để có thể được đạt mục tiêu giảm 10% chi phí thương mại vào 2020 và tăng gấp đôi kim ngạch thương mại nội khối vào 2025.
Việt Nam đã tích cực triển khai Sáng kiến về việc xây dựng một cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (C/O) toàn khu vực ASEAN (AWSC) thay thế cho 2 cơ chế tự chứng nhận xuất thí điểm số 1 và số 2 đang được thực hiện hiện nay. Việc xây dựng cơ chế chung này sẽ giúp doanh nhân Việt Nam có thể tự chứng nhận xuất xứ để xuất khẩu sang cả 9 nước ASEAN, thay vì chỉ được tự chứng nhận khi xuất khẩu sang một số nước ASEAN như hiện nay. Cơ chế này sẽ giúp giảm đáng kể chi phí thương mại, thời gian xin cấp C/O của thương nhân, giúp tăng tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi. Bên cạnh đó, cơ chế này cũng giúp tiết kiệm nguồn nhân lực và chi phí vận hành của cơ quan quản lý nhà nước.
Việt Nam không ngừng nỗ lực để đảm bảo mọi người dân được thụ hưởng đầy đủ quyền con người
Sáng 28-02-2018 tại Geneva (Thụy Sĩ) đã diễn ra Phiên thảo luận chung của Hội nghị cấp cao trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 37 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Trưởng Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên họp.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Dương Chí Dũng nhấn mạnh, 70 năm qua kể từ khi thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền, việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và quyền phát triển đã đạt nhiều kết quả tích cực, trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của các tổ chức quốc tế và các quốc gia. Qua đó, Đại sứ khẳng định Việt Nam thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế, trong đó có việc hoàn thành Báo cáo quốc gia Công ước quốc tế về chống tra tấn, Công ước về quyền dân sự và chính trị, triển khai các khuyến nghị đã chấp thuận theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ II và chuẩn bị cho báo cáo tại chu kỳ III.
Nêu bật những ưu tiên, sáng kiến của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền, như việc giới thiệu Nghị quyết hàng nămvề Biến đổi khí hậu và nhân quyền; tổ chức các cuộc tọa đàm quốc tế liên quan đến bảo vệ và thúc đẩy quyền của các nhóm dễ bị tổn thương và gợi mở những vấn đề mới, thiết thực đối với người dân… Đại sứ khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực để Hội đồng Nhân quyền trở thành một cơ chế hiệu quả trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Tại Phiên thảo luận cấp cao kỷ niệm 70 năm Tuyên ngôn Nhân quyền và 25 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (Vienna), Đại sứ Dương Chí Dũng nhấn mạnh, hơn bao giờ hết, thế giới cần tiếp tục đề cao hợp tác và đối thoại, giải quyết tình trạng bất bình đẳng, bảo đảm toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau./.
“Sáu điều Bác Hồ dạy” phải là nội dung căn cốt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh  (06/03/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 26-02 đến 04-3-2018)  (06/03/2018)
Đà Nẵng đón đoàn tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Hoa Kỳ  (05/03/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm