Phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số
TCCS - Quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà tỉnh Quảng Ninh luôn nhấn mạnh. Qua đó, từng bước nâng dần chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa của tỉnh; rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền.
Ba Chẽ là huyện miền núi vùng sâu thuộc diện khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh với trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế - xã hội của người dân còn nhiều khó khăn. Xác định muốn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nhân dân, thời gian qua, huyện đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo sinh kế, nâng thu nhập, giảm nghèo. Trong đó, khai thác các tiềm năng thế mạnh để trở thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp được xem là mục tiêu quan trọng.
Theo đồng chí Nguyễn Minh Sơn, Bí thư Huyện ủy Ba Chẽ: Để khai thác bền vững đất lâm nghiệp trên địa bàn, năm 2018 huyện đã xây dựng đề án trồng rừng gỗ lớn, phát triển dược liệu trên địa bàn đến năm 2030. Qua 2 năm triển khai, huyện đã trồng được 956 ha rừng gỗ lớn; phát triển vùng dược liệu trà hoa vàng, ba kích tập trung được 296 ha. Kinh tế lâm nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, tỷ lệ che phủ rừng của huyện từ 69,9% năm 2016 lên 72% năm 2020. Qua đó, góp phần cải thiện rõ rệt đời sống của một bộ phận dân cư vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm còn trên 2,1%, giảm gần 32% so với năm 2015. Năm 2020 này, huyện đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,51%.
Quảng Ninh có gần 163.000 người dân tộc thiểu số hiện đang cư trú tại những địa bàn có vị trí trọng yếu về quốc phòng - an ninh, biên giới quốc gia. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến địa phương cùng các ban, ngành, đoàn thể luôn tích cực quan tâm, chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước góp phần nâng cao đời sống của người dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tiêu biểu như Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 29-5-2013, về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 50/2016/NQ-HĐND, ngày 7-12-2016, về “Bố trí nguồn lực đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135”, Quyết định số 196/QĐ-UBND, ngày 17-1-2017, về phê duyệt đề án “Nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135” (gọi tắt là Đề án 196). Đây là cách làm riêng, sáng tạo của tỉnh trong thực hiện Chương trình 135 khi bố trí nguồn lực vượt trội gần 1.800 tỷ đồng đưa toàn bộ 17 xã, 54 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình 135, Đề án 196 và các nguồn vốn lồng ghép khác đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, điều kiện sống và hỗ trợ tạo lập sinh kế bền vững cho người dân.
Đồng chí Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua, Ban Dân tộc tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường đầu tư cho khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Trước mắt là tham mưu ban hành đề án phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2030. Đồng thời, phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức vươn lên của người dân; tiếp tục nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi, hỗ trợ tích tụ đất đai, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Lồng ghép có hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách có cùng mục tiêu trên địa bàn…/.
Du lịch Quảng Ninh: Hướng mạnh vào dịch vụ đẳng cấp (02/11/2020)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm