Nguyễn Hữu Cầu - chí sĩ yêu nước Đông Kinh Nghĩa Thục
Tư tưởng canh tân đã không ít lần xuất hiện trong lịch sử Việt Nam. Sang đầu thế kỷ XX, luồng tư tưởng này một lần nữa hiện diện, khác với các thế kỷ trước, nó đã thổi bùng lên thành một cao trào cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt xã hội Việt Nam.
Có một điều đặc biệt là, làm nên cuộc cách mạng duy tân ấy không thể không kể đến vai trò của tầng lớp sĩ phu cựu học, cụ Nguyễn Hữu Cầu là một trong số đó.
Nguyễn Hữu Cầu vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng ở phường Đông Tác, kinh thành Thăng Long. Trưởng thành trong hoàn cảnh chế độ phong kiến Việt Nam đã ở buổi suy tàn, cùng với đó là sự hiện diện của quân xâm lược Pháp; được thừa hưởng truyền thống hiếu học, yêu nước của các bậc tiền nhân, tư tưởng yêu nước, căm thù quân xâm lược đã hình thành một cách tự nhiên, sâu sắc và trở thành tình cảm chủ đạo, nhất quán trong con người Nguyễn Hữu Cầu.
Chính tình cảm yêu nước đã thúc đẩy Nguyễn Hữu Cầu, cùng các đồng chí của mình sáng lập ra trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Nguyễn Hữu Cầu hoạt động trong Ban Tu thư, tham gia soạn tài liệu và giảng dạy tại trường. Những hoạt động của ông cùng các đồng chí đã góp phần làm nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ra khỏi tầm nhìn chật hẹp của nho gia và ý thức trung quân phong kiến.
Tuy nhiên, tên tuổi và những đóng góp của Nguyễn Hữu Cầu (cũng như nhiều đồng chí khác của ông) ít được nhắc đến. Trên thực tế cũng chưa có công trình nào nghiên cứu tương đối toàn diện về ông.
Cuốn sách Nguyễn Hữu Cầu - chí sĩ yêu nước Đông Kinh Nghĩa Thục do GS. Chương Thâu và Hồ Anh Hải biên soạn, Nhà xuất bản Lý luận chính trị ấn hành. Đây là công trình tập hợp các bài viết, nghiên cứu của nhiều học giả, hướng đến tìm hiểu về thân thế, quá trình hoạt động, lối sống, tư duy cách tân… của Nguyễn Hữu Cầu. Đây là nguồn sử liệu quý giá, cung cấp cho độc giả một cái nhìn tương đối toàn diện về con người Nguyễn Hữu Cầu. Hơn thế, xoay quanh đó là rất nhiều những mối quan hệ, nhân vật, sự kiện, nhận định…, có thể giúp đưa ra một cái nhìn khái quát về một thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc.
Ông Nguyễn Tấn Dũng tái trúng cử Thủ tướng Chính phủ (25/07/2007)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tái trúng cử Thủ tướng Chính phủ (25/07/2007)
Môn-ca-đa - Bản anh hùng ca bất diệt (25/07/2007)
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (25/07/2007)
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Phát huy tinh thần đoàn kết quân - dân trong Đại thắng mùa Xuân 1975 vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam