Tư tưởng pháp trị của Pháp gia với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
Tư tưởng và quan điểm trị nước luôn là một vấn đề quan trọng trong đời sống chính trị của nhân loại kể từ khi nhà nước và giai cấp xuất hiện đến nay. Trong lịch sử xã hội cổ đại, đã có nhiều hệ thống quan điểm, tư tưởng chính trị về phương thức trị nước, trong đó nổi bật là các nhà tư tưởng Hy Lạp và Trung Quốc cổ đại. Đặc biệt là các nhà tư tưởng chính trị của Trung Quốc cổ đại, trong đó có thể kể đến tư tưởng của Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia... đã mang lại sự phong phú về phương thức trị nước cho nhà cầm quyền.
Tuy nhiên, không phải cách trị nước nào cũng hoàn hảo và có thể được sử dụng. Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, mặc dù những tư tưởng về cách trị nước của Khổng Tử, Lão Tử, Tuân Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử... đã có những giá trị nhất định trong lịch sử, song sự thành công mà nó mang lại không được như ý muốn trong một xã hội loạn lạc và luôn xảy ra chiến tranh như xã hội Trung Quốc cổ đại. Trong bối cảnh đó, tư tưởng Pháp trị của Pháp gia, đặc biệt là tư tưởng của Hàn Phi đã được Tần Thủy Hoàng sử dụng có hiệu quả trong việc thống nhất Trung Quốc và có vai trò nhất định trong việc trị nước trong những năm sau đó.
Những giá trị của tư tưởng pháp trị có tác dụng thiết lập pháp luật nhằm ổn định chính trị và xã hội. Chính vì vậy, trong điều kiện lịch sử hiện nay, việc nghiên cứu, tham khảo và sử dụng tư tưởng pháp trị một cách phù hợp là điều rất cần thiết trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam và quản lý xã hội bằng pháp luật.
Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và học tập những giá trị lịch sử của tư tưởng pháp trị của Pháp gia trong điều kiện hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Tư tưởng pháp trị của Pháp gia với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của PGS, TS. Doãn Chính, TS. Nguyễn Văn Trịnh.
Cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở xã hội và những tiền đề lý luận hình thành tư tưởng pháp trị của Pháp gia
I. Đặc điểm lịch sử xã hội Trung Quốc thời Xuân thu - Chiến quốc - cơ sở xã hội cho tư tưởng pháp trị của Pháp gia.
II. Những tiền đề lý luận hình thành tư tưởng pháp trị của Pháp gia.
Chương 2: Nội dung tư tưởng pháp trị của Pháp gia
I. Khái quát tư tưởng hình pháp trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại.
II. Triết học của Hàn Phi - tập đại thành tư tưởng pháp trị của Pháp gia.
III. Giá trị và hạn chế lịch sử trong tư tưởng pháp trị của Pháp gia.
Chương 3: Tư tưởng pháp trị của Pháp gia với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
I. Khái quát tư tưởng nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam.
II. Thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những bài học lịch sử.
Ông Nguyễn Tấn Dũng tái trúng cử Thủ tướng Chính phủ (25/07/2007)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tái trúng cử Thủ tướng Chính phủ (25/07/2007)
Môn-ca-đa - Bản anh hùng ca bất diệt (25/07/2007)
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (25/07/2007)
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam