Hội thảo “WTO và quyền con người ở Việt Nam”
Việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới là một sự kiện nổi bật. Bởi nó đánh dấu một chặng đường phát triển vô cùng quan trọng của dân tộc ta, mở ra một chặng đường mới: đất nước “cất cánh”, tiến cùng với thời đại. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chúng ta cần hội nhập như thế nào, phải giải quyết những vấn đề gì và con người sẽ ra sao khi cục diện thế giới đang thay đổi nhanh chóng?
Để trả lời phần nào về những vấn đề này, ngày 31-5-2007, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quyền con người thuộc Học viện Hành Chính Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với Viện FES (Friedrich Ebert Stiftung) - tổ chức phi chính phủ của Cộng hòa Đức, tổ chức Hội thảo: “Gia nhập WTO và quyền con người ở Việt Nam”.
Sau lời giới thiệu và phát biểu của TS Nguyễn Đức Thùy - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quyền con người và bà Tina Marie Blohn - đại diện Viện FES, các đại biểu tham dự hội thảo đã đưa ra những phân tích, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến chủ đề cuộc Hội thảo.
1. Quyền con người và thương mại quốc tế
Để nghiên cứu mối quan hệ giữa quyền con người và thương mại quốc tế, GS David Kinley đã so sánh tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR) năm 1978 với Hiệp định thành lập WTO năm 1994. Theo ông, điểm chung của “tự do thị trường” và “tự do con người” là đều dựa trên nguyên tắc đối xử bình đẳng, đều nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức sống và cải thiện cuộc sống con người cả về mặt cá nhân lẫn tập thể. Việc quản lý mối quan hệ này phải được thực hiện bằng trách nhiệm quốc gia thông qua những chính sách kinh tế về phân bổ hiệu quả, công bằng nguồn lực xã hội. Bởi phát triển là quyền tự do, là mục đích của tự do thương mại, phát triển không chỉ làm gia tăng sự giàu có mà còn phải bao hàm cả sự phân phối công bằng.
2. Tác động kinh tế của việc gia nhập WTO của Việt Nam
Gia nhập WTO là nhập vào dòng chảy của thế giới hiện đại. Những cơ hội mới, những thách thức mới và sự phân bổ lại cơ hội - thách thức (dựa trên năng lực) là những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt. PGS, TS Trần Đình Thiên (Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam), đã phân tích bối cảnh thời đại của hội nhập, đồng thời, xem xét, đánh giá thực trạng của nền kinh tế Việt Nam khi bước vào thời kỳ hội nhập với những điểm mạnh, những điểm yếu cụ thể.
Những điểm mạnh là:
- Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đất nước có thế và lực mới.
- Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ổn định.
- Có lợi thế địa chiến lược.
- Dân số đông, lực lượng lao động trẻ, chăm chỉ, cần cù.
- Tài nguyên tự nhiên đa dạng, đặc thù, phong phú.
- Tiềm năng tăng trưởng còn lớn.
Những điểm yếu:
- Tiềm lực kinh tế - tài chính còn nghèo.
- Cấu trúc thị trường không đồng bộ, bị chia cắt; môi trường kinh doanh chưa hoàn toàn bình đẳng.
- Kết cấu hạ tầng còn yếu kém.
- Cơ cấu công nghiệp giá trị gia tăng thấp, thiếu ngành phụ trợ.
- Khu vực doanh nghiệp tư nhân đông mà không mạnh.
- Lao động dư thừa, tính kỷ luật kém, năng suất lao động còn hạn chế.
- Hiệu quả quản lý của Nhà nước còn hạn chế.
Với thực trạng trên, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với những thách thức gay gắt, trong đó có việc phân hóa trong thu nhập, cơ hội tìm kiếm việc làm. Một câu hỏi đang đặt ra và rất cần có lời giải là: tại sao nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng vẫn tụt hậu xa hơn cả về lượng lẫn về chất? Đặc biệt là sức cạnh tranh giảm sút mạnh so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.
3. Tác động xã hội của việc gia nhập WTO của Việt Nam
Mục tiêu của Việt Nam khi thực hiện tự do hóa thương mại, gia nhập WTO là kích thích sự tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo, tiến dần tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên, theo TS Cao Đức Thái, một thực tế là, việc gia nhập WTO sẽ gây ra những tác động dây chuyền, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần được giải quyết. Chẳng hạn: tình trạng bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận; các chuẩn mực nhân quyền; vấn đề tiền lương; thực hiện quyền lao động và việc làm dẫn đến các luồng di dân ở quy mô tổng thể cũng như cục bộ dẫn đến những biến đổi về cơ cấu lao động (nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ...); sự bất cập và thiếu hụt cán bộ trong công tác chăm sóc sức khỏe và giáo dục cộng đồng... Để đảm bảo quyền con người khi là thành viên của WTO, một mặt, phải chấp nhận các quy định dựa trên nguyên tắc thị trường và tự do hóa thương mại; mặt khác, cần đánh giá đúng cơ hội và thách thức, đặc biệt những tác động tiêu cực đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, những khu vực địa lý, khu vực kinh tế chịu nhiều thiệt thòi. Đồng thời, cũng cần có những biện pháp cả ngắn hạn và dài hạn đảm bảo cho các hoạt động: bảo trợ xã hội; tái định cư; giáo dục, đào tạo; chiến lược kinh tế vùng; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội; tận dụng “luật chơi” dựa trên nguyên tắc an toàn nhằm bảo đảm quyền con người trước những cơ hội và thách thức khi thực hiện các cam kết của WTO.
4. WTO và vấn đề lao động, việc làm ở Việt Nam
Thị trường lao động là một trong những kênh chính bị tác động khi gia nhập WTO, bởi gia tăng nhập khẩu, xuất khẩu, cạnh tranh, áp dụng công nghệ mới, đầu tư trực tiếp nước ngoài cùngvới các biến động tỷ giá... đều có thể tác động đến việc làm và thu nhập của người lao động theo các kênh khác nhau.
Theo TS Phạm Thị Lan Hương (Phó Viện trưởng Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội), lao động trong các ngành xuất khẩu, dịch vụ có mức tăng trưởng cao hơn và số lao động có kỹ năng và trình độ cao là những người được hưởng lợi nhiều nhất khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nông dân là những người chưa được hưởng lợi nhiều từ quá trình hội nhập của đất nước bởi họ không tham gia xuất khẩu trực tiếp hàng hóa và điều đó đồng nghĩa với việc họ chưa thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Một thách thức rất lớn đối với trong giải quyết vấn đề việc làm ở Việt Nam là đa số người nghèo làm việc tự làm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đa số người nghèo hiện nay làm những công việc có mức lương thấp, điều kiện làm việc thiếu thốn; công việc không ổn định; ít hoặc không có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp; yêu cầu thấp về trình độ hoặc học vấn chuyên môn.
Các vấn đề về việc làm, sự gia tăng khoảng cách giữa các nhóm đối tượng có việc và thất nghiệp, khoảng cách về tiền lương, tỉ lệ thất nghiệp cao do những tác động của cải cách kinh tế dẫn đến như cầu bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng lên, cộng với những rào cản phi thương mại... đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước.
Những giải pháp chủ yếu cần thực hiện để khắc phục tình trạng trên là:
- Điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế.
- Phát triển thị trường lao động.
- Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.
- Phát triển đồng bộ hệ thống chính sách “bảo vệ xã hội”.
- Đổi mới công cụ điều tiết thị trường lao động.
- Phát huy vai trò của Công đoàn.
- Tăng cường hợp tác khu vực.
5. Hoàn thiện pháp luật bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa khi Việt Nam gia nhập WTO
Dựa trên việc phân tích mối quan hệ giữa Liên hợp quốc và WTO; những vấn đề cơ bản về WTO và kết quả đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam; yêu cầu về hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nghĩa vụ thành viên của WTO và kết quả xây dựng pháp luật theo yêu cầu của WTO nhằm thực thi các cam kết với WTO của Việt Nam. TS Hoàng Phước Hiệp (Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp) đã đề xuất một số vấn đề pháp luật cần tiếp tục nghiên cứu xử lý:
- Về đối xử Tối huệ quốc và không phân biệt đối xử.
- Về đối xử quốc gia và các vấn đề liên quan.
- Các quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
- Các quy định liên quan đến pháp luật về đầu tư.
- Các quy định liên quan đến tính minh bạch, công khai, giải quyết các tranh chấp thương mại theo quy định WTO.
Những thông tin, phân tích, bình luận và trao đổi trong Hội thảo tuy chưa thể giải đáp hết những vấn đề rộng lớn về việc gia nhập WTO và quyền con người ở Việt Nam, nhưng phần nào đã đem đến những gợi ý hữu ích cho những người quan tâm đến chủ đề này.
Tuyên bố chung Việt Nam - Cu-ba  (04/06/2007)
Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil  (04/06/2007)
Tuyên bố chung Việt Nam-Venezuela  (04/06/2007)
Tuyên bố chung Việt Nam – Chile  (04/06/2007)
Tuy xa mà thật gần  (04/06/2007)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên