Hiện tượng học sinh phổ thông ở Cà Mau bỏ học: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Trong khoảng 5 năm gần đây, trên cả nước nói chung, ở một số khu vực và địa phương nói riêng, hiện tượng học sinh phổ thông bỏ học đang diễn ra khá phổ biến. Hiện tượng này không chỉ là mối lo ngại của lãnh đạo ngành giáo dục và các trường học ở địa phương, mà còn là nỗi băn khoăn thường trực của các nhà hoạch định chính sách, đồng thời thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Gần đây, ở miền Tây Nam Bộ, nhất là ở tỉnh Cà Mau - vùng đất tận cùng đất nước tỷ lệ học sinh bỏ học đang trở nên báo động.
Những con số đáng suy ngẫm về thực trạng
Cấp học |
2002-2003 |
2003-2004 |
2004-2005 |
2005-2006 |
2006-2007 | |||||
BH |
TL% |
BH |
TL% |
BH |
TL% |
BH |
TL% |
BH |
TL% | |
TH |
6920 |
4.47 |
3734 |
2.72 |
3690 |
2.94 |
2691 |
2.30 |
3187 |
2.81 |
THCS |
5047 |
7.02 |
4613 |
6.26 |
4471 |
5.99 |
4545 |
6.40 |
5198 |
7.79 |
THPT |
1931 |
7.99 |
1844 |
7.33 |
1703 |
6.30 |
1959 |
6.66 |
2110 |
7.10 |
Nguyên nhân của thực trạng
Qua gặp gỡ các nhà quản lý, những người có trách nhiệm và tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy, hiện tượng học sinh phổ thông của tỉnh Cà Mau bỏ học xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu và trước hết là do:
- Hoàn cảnh kinh tế gia đình của người dân gặp nhiều khó khăn, không đủ điều kiện cho con theo học; trong đó có những học sinh dù rất muốn nhưng buộc phải bỏ học để phụ giúp gia đình làm kinh tế. Bên cạnh đó, một bộ phận dân cư ở các vùng nông thôn ven biển và ở thị trấn vùng cửa biển không ổn định chỗ ở (chạy lũ, di chuyển trên sông nước...) nên học sinh cũng phải bỏ học theo gia đình. Lý do khác là do điều kiện đi lại của học sinh vùng nông thôn khó khăn nên cũng dẫn đến việc học sinh bỏ học.
- Một bộ phận học sinh có học lực yếu kém không có khả năng theo kịp chương trình nên chán nản bỏ học. Một số khác, do những hoàn cảnh khác nhau học hành bị gián đoạn, nay đã lớn tuổi so với những học sinh cùng khối nên có sự mặc cảm, tự ti không muốn tiếp tục đến trường.
- Do nhận thức của một bộ phận phụ huynh học sinh về việc học tập của con em mình chưa đúng đắn, từ đó thiếu sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện cần thiết cho con học tập, để con em tự học theo kiểu “được chăng hay chớ”; cũng như thiếu sự phối hợp với nhà trường trong việc quan tâm đến việc học hành của con cái.
- Một bộ phận học sinh vốn chây lười trong học tập, thiếu ý thức rèn luyện, khi gặp điều kiện, môi trường thiếu lành mạnh đã nảy sinh tư tưởng ham chơi, thích đua đòi dẫn đến bỏ học.
Cấp học |
Giữa năm học 2006-2007 |
Giữa năm học 2007-2008 |
Đầu HK II - cuối 3/2008 | |||
|
Bỏ học |
TL% |
Bỏ học |
TL% |
Bỏ học |
TL% |
TH |
154 |
0.14 |
363 |
0.32 |
1063 |
0.94 |
THCS |
1747 |
2.26 |
1817 |
2.68 |
1833 |
2.78 |
THPT |
966 |
3.25 |
829 |
2.96 |
827 |
3.04 |
Trong 4 nguyên nhân trên, thì nguyên nhân thứ nhất và thứ ba là quan trọng nhất. Việc cuộc sống của gia đình không ổn định, cùng với sự thiếu quan tâm đến con em trong học tập đã dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học ngày càng đông, tạo ra một tâm lý xấu, kéo theo những trường hợp khác cũng bỏ học mang tính “phong trào”.
Một số giải pháp và kiến nghị
Trước tình hình trên, thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng thống nhất và tích cực triển khai các giải pháp cơ bản sau đây:
Thứ nhất, từ đầu năm học và đặc biệt là khi kết thúc học kỳ I của năm học 2007 - 2008, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông bằng nhiều biện pháp tập trung nâng cao chất lượng dạy học và tích cực vận động học sinh bỏ học trở lại trường. Tiếp đó, ngày 27-3-2008, Sở Giáo dục và Đào tạo có công văn số 433/SGD & ĐT-VP, chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông tiến hành điều tra, tìm hiểu nguyên nhân học sinh bỏ học; phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương vận động học sinh bỏ học trở lại trường, cụ thể là:
Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, nhà trường thực hiện miễn giảm các khoản đóng góp đồng thời vận động các nguồn tại chỗ để giúp học sinh về sách giáo khoa, đồ dùng học tập...
Đối với những học sinh yếu kém, người đứng đầu các đơn vị trường học căn cứ theo từng đối tượng và bằng các hình thức khác nhau, phải có trách nhiệm tổ chức học phụ đạo, bảo đảm cho học sinh theo kịp kiến thức đang học giúp các em tự tin, không mặc cảm về bản thân, tiếp tục trở lại trường học tập.
Đối với những học sinh không có thời gian học ban ngày (phải bỏ học để phụ giúp gia đình), nhà trường vận động và tạo điều kiện để các em theo học ở các lớp bổ túc ban đêm.
Các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện (thành phố) và các trường trung học phổ thông xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức hội nghị chuyên đề về tình trạng học sinh bỏ học, từ đó có cơ chế phối hợp chặt chẽ và triển khai thực hiện có hiệu quả.
Thứ hai, chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường thực hiện tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cách kiểm tra, đánh giá, phân loại học sinh; trên cơ sở đó sẽ phân công, bố trí giáo viên có trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn tốt phụ đạo cho học sinh trong năm học, trong kỳ nghỉ hè; trong đó đặc biệt chú ý đến các đối tượng là học sinh lớp cuối cấp ( lớp 5, 9, 12).
Thứ ba, theo quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh, trong tháng 3 và tháng 4-2008, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành kiểm tra công tác phổ cập giáo dục tại các huyện, thành phố trong toàn tỉnh, đồng thời đã phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra, từ đó đề xuất cách tháo gỡ các khó khăn về tình hình bỏ học của học sinh tại các địa phương đó. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 408/QĐ-SGD&ĐT, ngày 24/3/2008, thành lập Tổ kiểm tra tình hình học sinh bỏ học, tiếp tục tiến hành kiểm tra tình hình học sinh bỏ học ở các huyện, thành phố trong tỉnh có tỷ lệ học sinh bỏ học cao như huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời, huyện Ngọc Hiển.. và các trường trung học phổ thông có tỷ lệ học sinh bỏ học cao như các trường Chu Văn An, Phú Tân, Lê Công Nhân, Khánh Hưng, Tân Đức... đồng thời phối hợp với địa phương và các trường tập trung khắc phục tình trạngnày.
Thứ tư, tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, đồng thời huy động và tranh thủ mọi nguồn lực để cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp phục vụ công tác dạy và học của các trường trong toàn tỉnh.
Nhân tìm hiểu về hiện tượng học sinh phổ thông bỏ học ở tỉnh Cà Mau, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau đây:
1 - Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Khuyến học tỉnh và ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các ban, ngành liên quan tích cực vận động học sinh trở lại trường nhằm giảm tối thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học.
2 - Cần có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các cơ quan, ban, ngành trong việc huy động các nguồn lực tài chính, vật chất để hỗ trợ học sinh nghèo và hỗ trợ các trường nâng cao điều kiện cơ sở vật chất trường học.
3- Về phía Nhà nước, trên cơ sở thực trạng và căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, cần có cơ chế hỗ trợ về tài chính để giúp các địa phương khắc phục những khó khăn trong hoạt động giáo dục, trong đó có vấn đề giải quyết có hiệu quả tình trạng học sinh phổ thông bỏ học hiện nay./.
Nước Mỹ đã gặp may!  (29/10/2008)
Sức ép giảm giá hàng hoá trên diện rộng  (29/10/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm thành phố Xanh Pê-téc-bua  (29/10/2008)
Thay đổi tiêu chí tập trung kinh tế  (29/10/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay